Mỹ lại bùng nổ tranh cãi chế độ trợ lái trên ôtô điện Tesla
2 video được chia sẻ rầm rộ trên mạng cho thấy tài xế xe Tesla ngủ gật trên vô lăng trong khi xe đang chạy trên cao tốc.
Sau khi 2 video chia sẻ trên mạng, vấn đề an toàn của hệ thống trợ lái trên xe điện Tesla lại nổi lên tại Mỹ những ngày gần đây.
Ngủ Gật khi xe đang chạy 100km/h
Đoạn video thứ nhất dài 28 giây quay lại sự việc xảy ra trên đường cao tốc của bang Masachusset khi xe đang di chuyển với tốc độ 60 dặm/giờ (gần 100km/h) được người dùng mạng xã hội Twitter Dakota Randall đăng tải cuối tuần trước, lập tức thu hút hơn 560.000 lượt xem, hàng nghìn lượt thích và chia sẻ lại trên nền tảng mạng xã hội chỉ trong 24 giờ đầu tiên.
Đoạn video cho thấy cả Người Lái và người ngồi trong xe đều ngủ trong khi chiếc xe của Tesla vận hành ở chế độ tự động -một công nghệ hỗ trợ lái đang hứng chịu nhiều Tranh Cãi trong vài năm trở lại đây vì nghi ngờ đã và tiếp tục có thể gây ra tai nạn.
Qua video, chưa thể rõ liệu tài xế này có thực sự ngủ trên Vô Lăng hay chỉ là một trò đùa bởi trước đây đã từng có một số chủ xe Tesla đăng video trêu đùa tương tự lên mạng.
Cảnh sát bang Massachusetts khẳng định đã xem đoạn video nhưng chưa lập báo cáo về vụ việc này. Trong một thông báo qua thư điện tử, Tesla một lần nữa khẳng định những lợi ích về an toàn mà hệ thống Autopilot đem lại và nghi ngờ tính xác thực của những đoạn video như trên.
Trong một video khác cũng liên quan đến Tesla được chia sẻ độc quyền cho kênh truyền hình CNBC, ông Zen Chu -nhà đầu tư công nghệ y tế tại Boston, Mỹ là người cung cấp video đã phải liên tục bấm còi để nhắc nhở một tài xế đang ngủ gật trên vô lăng của Tesla trên đường cao tốc Massachusset hôm 10/3/2018.
“Đã có rất nhiều video tương tự và đó chỉ là trò đùa nguy hiểm”, phía công ty cho biết và khẳng định: “Hệ thống trợ lái của chúng tôi luôn nhắc nhở tài xế phải có trách nhiệm điều khiển xe và cấm sử dụng Autopilot nếu tài xế lờ đi cảnh báo. Ở tốc độ trên đường cao tốc, người điều khiển phương tiện có lẽ sẽ nhận cảnh báo 30 giây/lần nếu họ không để tay lên vô lăng”, Tesla nói.
Hệ thống Autopilot cho phép các phương tiện Tesla có thể điều khiển, tăng tốc và phanh tự động trong làn, di chuyển sang các làn khác. Theo mô tả trên trang web của Tesla: “Các tính năng hiện tại của Autopilot đòi hỏi người điều khiển luôn phải giám sát, không được phép để xe tự lái 100%”. Tuy nhiên, những điều kiện đó cũng không cản được người sử dụng quá phụ thuộc hoặc lạm dụng hệ thống Autopilot.
Đoạn video vừa được nhắc tới ở trên một lần nữa cho thấy người điều khiển xe đã sử dụng Autopilot không đúng hoặc làm việc khác nên không chủ động đặt tay lên vô lăng.
Autopilot bị kêu gọi thu hồi
Trong quá khứ, hệ thống Autopilot từng được cho là có liên quan tới ba vụ tai nạn nghiêm trọng tại Mỹ bao gồm một vụ tai nạn của xe Model 3 năm 2018 tại Delray Beach, Bang Florida.
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Mỹ (NTBS) đang điều tra liệu có hay không chế độ Autopilot dính líu đến vụ tai nạn này và mức độ đến đâu.
Trong một vụ tai nạn khác liên quan đến xe Tesla Model S đâm vào đuôi xe Cứu Hỏa trên đường cao tốc tại California vào tháng 1/2018, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Mỹ đã công bố kết luận điều tra cho thấy, tài xế sử dụng tính năng tự lái Autopilot và Phớt Lờ các cảnh báo từ hệ thống này.
Theo kết luận của NTSB, tính năng tự lái Autopilot đã hoạt động trong suốt 29 phút còn tài xế chỉ trực tiếp cầm vô lăng 78 giây. Chiếc Tesla đã phát ra một số tín hiệu cảnh báo để người lái phải đặt tay lên vô lăng và chú ý vào việc lái xe, tuy nhiên theo dữ liệu điều tra, tay của người này không chạm vào vô lăng trong 3 phút 41 giây cuối cùng trước khi xảy ra tai nạn.
Trong lúc xao nhãng đó, người lái không nhìn thấy chiếc xe cứu hỏa đang đỗ ngay đằng trước, chiếc Tesla Model S không được trang bị hệ thống radar, camera và cảm biến đồng thời không hề có động thái Tránh Xe cứu hỏa, không kích hoạt hệ thống phanh.
Trước kết quả đó, Trung tâm An toàn tự động Mỹ (CAS) cảnh báo, cơ quan chức năng Mỹ nên ra lệnh thu hồi tính năng tự lái Autopilot của Tesla bởi “chiếc xe được trang bị tính năng này sẽ khiến người lái dễ chủ quan, mất tập trung hoặc ngủ quên”.
Theo CAS, tại thời điểm này, chưa có loại xe nào được phép để cho người lái rời nhiệm vụ lái xe và những công ty khuyến khích hành vi này sẽ phải chịu trách nhiệm. Do đó, Cục Quản lý đường cao tốc và ATGT quốc gia Mỹ (NHTSA) cần phải yêu cầu thu hồi tính năng Autopilot để đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người tham gia giao thông.
Trung tâm này còn cho rằng, các cơ quan quản lý liên bang tại NHTSA đã phớt lờ các khuyến cáo trước đây của NTSB sau các cuộc điều tra về các vụ tai nạn và những trường hợp tử vong liên quan tới việc sử dụng hệ thống Autopilot của Tesla.