Ô tô cần kiểm tra, bảo dưỡng những gì sau khi bị dầm mưa?

| Thị trường
Xếp hạng 3.7 - 10 đánh giá

Sau một thời gian để xế yêu 'dầm mình' trong mưa bão, dù xe không có biểu hiện trục trặc gì, bạn cũng cần phải kiểm tra và bảo dưỡng một số bộ phận để tăng độ bền và thẩm mỹ cho xe. Dưới đây là những bộ phận bạn cần phải lưu ý:

1. Gầm xe:

Mặc dù gầm xe được sơn chống gỉ, nhưng sau quá trình sử dụng lâu dài, tác động của lớp sơn này cũng sẽ bị suy giảm, nhất là khi bạn ít chăm sóc và thường xuyên phải đi qua những vùng bùn đất sẽ dẫn đến hiện tượng bị oxi hóa và , ăn mòn khung gầm xe.

Ô tô cần kiểm tra, bảo dưỡng những gì sau khi bị dầm mưa?

Khi dính nước mưa lâu ngày sẽ đẩy nhanh quá trình han gỉ của gầm xe. Vì vậy, việc gầm xe là rất cần thiết. Nếu bạn không có thời gian cũng như chi phí để thường xuyên, chỉ cần phun nước làm sạch bùn đất. Gầm xe càng sạch càng nhanh khô, những lần xịt rửa sau cũng dễ dàng hơn.

Sau khi hết mùa , bạn cũng có thể thay thế một gầm mới để bảo vệ xe tốt hơn. Hiện nay, dịch vụ này khá phổ biến và giá cả cũng phải chăng.

2. Hệ thống phanh

Ô tô cần kiểm tra, bảo dưỡng những gì sau khi bị dầm mưa?

Các chi tiết của bánh xe như phanh, mai-ơ rất dễ bị tổn thương sau khi đi mưa bởi chúng được đặt ở vị trí thấp, bùn đất và nước bẩn dễ xâm nhập. Nếu xe vận hành thường xuyên sẽ không gặp vấn đề gì bởi gió lùa liên tục cùng với hơi nóng dưới gầm khiến nước nhanh chóng bốc hơi vì thế khả năng ô xi hóa sẽ giảm. Tuy nhiên, đối với những xe ít sử dụng thì khi nước mưa thấm vào, quá trình ô xi hóa bắt đầu, lâu dần sẽ khiến các chi tiết bị ăn mòn và gây ra rỉ sét, dẫn đến phanh tay bị kẹt cứng hoặc phanh nhả chậm vì khớp di động của yên phanh bị han.

3. Cần :

Sau một thời gian sử dụng, kính lái thường bị ố và dính bẩn dẫn đến mờ, khi trời mưa to gió lớn sẽ giảm tầm nhìn của lái xe. Vì vậy, bạn phải luôn đảm bảo cần gạt nước trước và sau luôn hoạt động tốt.

Ô tô cần kiểm tra, bảo dưỡng những gì sau khi bị dầm mưa?

Tuổi thọ khuyến cáo của cần gạt nước là từ 12-18 tháng, tuy nhiên với khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam, cộng thêm bụi khói ô nhiễm, mưa nắng thất thường khiến lưỡi cao su trên cần gạt dễ bị lão hóa, mất khả năng đàn hồi và không gạt được nước. Hãy nhớ kiểm tra lại cần gạt thường xuyên để đảm bảo nó hoạt động tốt nhất ở những cơn mưa tiếp theo.

4. Hệ thống dây cu roa:

Dây cu roa kéo tải thường được đặt ở vị trí khá thấp trong xe, trong khi đó khoang động cơ không hoàn toàn kín, dễ dàng tạo điều kiện cho bùn đất, nước bám vào, dẫn đến hiện tượng trượt đai. Ngoài việc phát ra tiếng kêu khó chịu, đai trượt còn nhanh hỏng, để lâu ngày có thể sẽ không đủ sức kéo điều hòa, trợ lực lái và máy phát điện dẫn tới những khác.

Ô tô cần kiểm tra, bảo dưỡng những gì sau khi bị dầm mưa?

Vì vậy, trong mùa mưa bão, bạn cần thường xuyên kiểm tra bộ phận này. Nếu thấy dây bị dính bùn, đất hãy sử dụng khăn lau sạch cả dây đai và bánh đai. Chỉ thực hiện kiểm tra hệ thống dây cu roa khi động cơ đã tắt và máy đã nguội.

5. :

Nếu đèn pha có khe hở, nước mưa sẽ dễ dàng lọt vào. Nếu sau khi đi mưa, thấy đèn pha có hiện tượng đọng sương nên bật đèn trong 10 phút và theo dõi. Sau đó, hiện tượng này vẫn còn thì bạn nên sớm đưa xe đi để kiểm tra và khắc phục.

Ô tô cần kiểm tra, bảo dưỡng những gì sau khi bị dầm mưa?

6. Thước lái:

Đây là một trong những bộ phận dễ bị nước lọt vào sau khi đi mưa. Bạn nên kiểm tra xem có bị tình trạng hư hỏng chụp bụi như rách, thủng, lỏng… hay không. Nếu thấy có bất thường, nên đưa xe đến trung tâm để kiểm tra và khắc phục.

(Tổng hợp)