Lái ô tô trên đường đèo núi cần biết 9 lưu ý này
Dưới đây là những mẹo hữu ích giúp bạn có một chuyến đi dã ngoại trên đường đồi núi một cách an toàn và vui vẻ.
Nhờ có những nâng cấp về cơ sở hạ tầng mà giờ việc đi đến những vùng cao không còn là một việc gì đó quá khó khăn. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều sống ở vùng đồng bằng nên chỉ quen lái xe trên những con đường thành phố, đường liên tỉnh và đường cao tốc thì đường đèo là một thách thức thực sự. Để đi được một hành trình dài với những con dốc thẳng đứng, những Khúc Cua gấp và tải nặng thì việc dành ra một vài ngày để “khám sức khỏe” cho xe rất cần thiết. Để giúp bạn có thể tự tin đi đường đèo, chúng tôi đã chuẩn bị một số lời khuyên rất bổ ích dưới đây.
Lái xe lên núi sẽ là một thách thức thực sự đối với xe của bạn, đặc biệt khi bạn đi cùng gia đình và đem theo cả hành lý. Điều đầu tiên cần phải kiểm tra đó là phanh bởi vì phanh sẽ được sử dụng nhiều nhất. Hãy đảm bảo là dầu phanh đã được đổ đầy và kiểm tra cả Má Phanh nữa để đảm bảo là má phanh sẽ phải dày ít nhất 5-6mm.
Các loại dung dịch khác cần được kiểm tra đó là mực nước ở bộ tản nhiệt, dầu Hộp Số, dầu trợ lực lái và dầu nói chung. Ở những đoạn đường đèo gió và dốc thì động cơ, hệ thống làm mát, vô lăng và hộp số sẽ phải hoạt động liên tục nên hãy đảm bảo chúng đang trong trạng thái tốt nhất.
Ngoài ra bạn cũng nên kiểm tra lốp và khoảng tâm lốp trái và phải. Đảm bảo là lốp đã được bơm căng hơi, đặc biệt khi đã tải cả người và hành lý. Áp suất của lốp dưới mức tiêu chuẩn sẽ buộc động cơ và hộp số phải hoạt động nhiều hơn.
Hãy sẵn sàng cho trời mưa. Có thể giờ đang là giữa mùa hè nhưng việc cao hơn so với mặt nước biển của núi sẽ tạo ra xu hướng ngưng tụ nhiều hơn và gây ra mưa. Do đó hãy chắc chắn tất cả các loại đèn xe đều hoạt động tốt, đệm ở cần gạt nước còn sử dụng được và lốp có đủ hơi để chịu đựng một số trận mưa nhỏ.
Cuối cùng hãy lưu số điện thoại cứu hộ hoặc dịch vụ sửa chữa ở địa phương mình đang đến. Bạn sẽ không bao giờ biết được khi nào mình cần đến nó đâu.
Bạn có thể sẽ không lường trước được những đoạn cua gấp và điểm mù trên đường đồi núi. Do đó hãy cố gắng nhìn ra nhất có thể chứ không chỉ là chiếc xe phía trước. Việc này sẽ cho phép bạn chuẩn bị tinh thần cho những sự kiện như đột nhiên có một chiếc xe đỗ ở bên đường, một chiếc xe sắp vượt qua đoạn rẽ, đường trơn trượt hoặc một đoạn dốc phía trước.
Vào buổi tối, rất khó để nói đường sẽ dẫn đến đâu hoặc là đường có thông thoáng hay không. Nhưng thật may mắn là trên đường sẽ có rất nhiều những biển chỉ dẫn giống như những “đôi mắt mèo”. Những “đôi mắt mèo” này sẽ trở nên rất rõ ràng khi bắt ánh sáng từ đèn pha. Đèn pha phía trước cũng có thể chiếu qua những tán lá, cho phép bạn biết được mình đang đi đâu hoặc đường có đủ thông thoáng để đi không.
Có thể sẽ không có nhiều đoạn giao nhau trên đường đồi núi, nhưng quyền ưu tiên vẫn sẽ được áp dụng. Trong trường hợp này, xe đi Lên Dốc luôn luôn có quyền ưu tiên. Bởi vì lên dốc sẽ cần nhiều lực và cần lấy đà nhiều hơn. Ngoài ra cũng bởi vì hầu hết đoạn dốc đều có hai làn để vượt trong khi Xuống Dốc chỉ có một làn.
Bạn có thể sẽ gặp một chiếc xe đi cùng bên khi xuống dốc. Nếu chiếc xe đó đang vượt một chiếc xe chậm hơn thì nó có quyền ưu tiên. Hãy đi chậm lại một chút và để chiếc xe đó vượt.
Nguyên tắc đường kẻ màu trắng là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trên những đoạn đường đồi núi, đặc biệt bởi vì ở đây không có nhiều đoạn đường một bên là núi đá thẳng đứng và một bên là dốc. Thế nên hãy tuân thủ nguyên tắc và đừng vượt quá đường kẻ màu trắng được kẻ bên lề đường. Những đường kẻ này được tạo bởi những kỹ sư cầu đường. Họ đã tính toán độ dốc, tầm nhìn và đã thử nhiều lần để xác định độ an toàn.
Sử dụng phanh là cách đơn giản nhất để giảm tốc độ của xe, đặc biệt khi xuống dốc, nhưng sử dụng phanh quá nhiều có thể khiến phanh nóng lên nhanh chóng và mất tác dụng. Phanh nóng có xu hướng làm nóng má phanh, làm mòn đĩa, do đó sẽ cần nhấn chân phanh sâu hơn để giảm tốc độ. Việc này có thể dẫn đến hỏng phanh.
Nếu sử dụng hộp số tự động thì hãy tắt số OD trên cần gạt số. Việc này cho phép xe giữ được số thấp lâu hơn. Tính năng này đồng thời cũng giúp tránh cho xe lao xuống dốc quá nhanh và sẽ không kịp về số khi lên dốc. Một lựa chọn khác cho những mẫu xe mới hơn đó là bật chế độ Thể thao. Chế độ này hoạt động tương tự như việc tắt số OD.
Một cách hiệu quả khác để kiểm soát tốc độ đó là rung phanh. Có nghĩa là nhấn phanh liên tục, khá giống như phanh ABS thủ công. Rung phanh giúp tạo ra một khoảng thời gian nhỏ đủ để má phanh xả hơi và nguội lại giữa những lần nhấn. Việc này tốt hơn rất nhiều so với việc liên tục giữ chân phanh vì giữ chân phanh sẽ làm nóng má phanh nhanh hơn.
Điều này có thể là kiến thức cơ bản khi đến đoạn đường dốc hoặc đường nghiêng nhưng vì hộp số tự động đang dần phổ biến nên điều này dần trở nên xa lạ và khó khăn hơn đối với những lái xe. Đối với hộp số sàn thì khá là dễ: nhẹ nhàng giảm tốc, gạt Cần Số về số thấp hơn, cho động cơ quay thêm một hoặc hai vòng nữa, sau đó nhả côn. Điều này cho xe phép động cơ đạt ngưỡng để tăng tốc và Leo Dốc. Khi xuống dốc, động cơ bị hãm lại nhờ số thấp cũng giúp giảm tốc độ của xe.
Đối với hộp số tự động không có chế độ số sàn thì có thể nhấn nút O/D để tắt chế độ này và cho phép giữ chế độ số thấp lâu hơn, hoặc có thể chậm lại một chút cho đến khi cảm thấy hộp số đã được giảm xuống số thấp hơn và cảm nhận số vòng quay giảm. Nếu như ở một đoạn đường có độ dốc lớn thì hãy đi chậm lại và gạt cần số về số 2 (chỉ khi đang đi chậm hơn 50km/h) nếu cần thiết.
Đừng lo lắng rằng hộp số sẽ bị hỏng. Hầu hết những mẫu xe hiện đại (từ năm 2006 đến nay) sẽ không cho phép bạn về số nếu như bạn đang đi quá nhanh so với tốc độ cho phép của số. Điều này không có nghĩa bạn có thể hoàn toàn không cần sử dụng phanh nhưng cũng giúp giảm áp lực lên hệ thống phanh của xe.
Bạn có thể cảm thấy như thể một mình mình một đường, đặc biệt là khi đi ở những đoạn đường đồi núi nhỏ hẹp. Tuy nhiên, sẽ an toàn hơn rất nhiều nếu như tránh những đoạn đường ấy ra. Một một số lái xe có xu hướng đi vào làn đường ở giữa nhưng kỹ thuật lái này xe này là không thông minh và làm cho những lái xe khác thấy khó chịu. Nếu bạn đang đi ở làn đường trung tâm và một xe khác đang đi ngược chiều ở làn trung tâm cũng đi đến khúc cua thì có thể dẫn đến va chạm.
Thay vào đó nếu như làn đường của bạn ở phía trong ngã xe thì hãy cứ tiếp tục đi bên trong. Nếu làn đường của bạn ở ngoài ngã rẽ thì hãy tiếp tục đi ở ngoài. Việc này sẽ tạo thêm không gian cho những xe lỡ bị trượt hoặc thiếu lái khi vào cua.
Nếu như bạn muốn dừng lại ngắm cảnh và chụp một vài bức ảnh hoặc mua hoa quả hoặc mua đồ lưu niệm ở những quán ven đường thì hãy dừng lại một cách an toàn. Hãy đảm bảo xe được đỗ hoàn hoàn ở ngoài vạch trắng bên lề đường. Việc đỗ xe không cẩn thận trên đoạn đường đồi núi sẽ làm những lái xe khác khó chịu, đặc biệt ở những khúc cua gấp hoặc đoạn leo dốc bởi vì có rất ít chỗ trống ở những vị trí này và việc đỗ xe không cẩn thận có thể khiến xe bạn trở thành trở ngại.
Khi đỗ xe hãy quay đầu xe hướng về phía lề đường. Việc này giúp đảm bảo rằng nếu như bạn đỗ xe không đúng và chiếc xe bị lăn đi thì xe sẽ lăn vào lề đường và dừng lại. Việc này tốt hơn là việc xe bị trượt dốc và lao vào ai đó.
Khi đỗ xe xong xuôi đâu đấy, hãy đảm bảo bạn hoặc những người khác kiểm tra những xe đang đi đến trước khi mở cửa và bước xuống. Mọi người có thể sẽ quá hào hứng để chụp ảnh mà quên đi mất những điều an toàn cơ bản trên đường. Cảnh đẹp hoặc hoa quả sẽ không đi đâu hết, thế nên hãy cứ cẩn thận nhìn xung quanh và giữ an toàn cho bản thân và người khác.
Điều tuyệt vời nhất về những chuyến đi ra như thế này đó là được chạy trốn khỏi thành phố đông đúc và ô nhiễm. Thế nên hãy tận hưởng. Tắt điều hòa nhiệt độ đi, kéo cửa kính xuống, hít thở không khí trong lành và ngắm nhìn cảnh đẹp. Điều này không chỉ giúp giảm bớt gánh nặng cho xe mà còn giúp tâm hồn bạn thanh thản hơn.
Theo PV/Báo giao thông
loading...