Giá xe Rolls-Royce Việt Nam cao nhất 54,3 tỷ đồng
Rolls-Royce Motor Cars vừa công bố giá bán bản tiêu chuẩn các mẫu xe tại thị trường Việt với mức giá cao nhất 54,3 tỷ đồng cho Phantom EWB.
Mức giá trên bao gồm giá xe, chi phí vận chuyển và bảo hiểm về đến Hà Nội, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, chi phí kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, các chi phí liên quan đến Thông Quan hàng hóa, nhưng chưa tính đến các loại phí đăng ký và lưu hành (tức phí ra biển cho khách).
Đây cũng mới chỉ là mức giá dành cho các bản tiêu chuẩn. Nếu khách hàng yêu cầu thêm các gói Cá Nhân Hóa (Bespoke), giá bán xe tăng lên tương ứng.
Theo ông Đoàn Hiếu Minh – Chủ tịch Rolls-Royce Motor Cars Hanoi, tại các đại lý Chính Hãng của Rolls-Royce ở Việt Nam, người mua hầu như không chọn bản tiêu chuẩn mà sẽ mua thêm các tiện nghi, trang bị nhằm thể hiện dấu ấn cá nhân.
Ông Minh cho biết thêm: Mức giá trên cố định nếu tính bằng tiền USD, không có định khi tính bằng Tiền Việt bởi còn tùy thuộc vào biến động tỷ giá. Ví dụ, hiện tại, giá xe Ghost là 31,391 tỷ đồng nhưng khoảng một tháng sau, con số có thể sẽ khác nếu tỷ giá thay đổi.
Dựa vào bảng trên có thể thấy, giá bán Cao Nhất thuộc về Rolls-Royce Phantom Ewb với 54,288 tỷ đồng. Mức giá tăng lên khoảng 61 tỷ đồng (do cộng thêm 12% phí Trước Bạ) nếu xe Lăn Bánh tại Hà Nội.
Cullinan có giá thấp nhất (32,382 tỷ đồng). Như vậy, con số này đã giảm đáng kể so với trước. Từng có thời điểm Rolls-Royce công bố giá bán xe gần 42 tỷ đồng. Thậm chí, một số đại lý tư nhân đưa ra mức giá 45 tỷ đồng.
Rolls-Royce – thương hiệu xe sang nổi tiếng trên thế giới – chính thức Về Việt Nam từ năm 2013. Trước đó cũng đã có nhiều xe “về nước” nhưng chủ yếu là xe qua sử dụng, mang biển nước ngoài (NN) hoặc biển ngoại giao (NG).
Áp Giá bán xe bằng tiền USD không phải cách làm mới của các hãng Siêu Sang. Một nguyên nhân được đề cập tới là các mẫu xe thường có giá trị lớn nên tính bằng tiền Việt sẽ ảnh hưởng đến nhà phân phối và khách hàng. Chiếc Rolls-Royce chính hãng đầu tiên về Việt Nam vào năm 2008 cũng áp dụng mức giá 1,3 triệu USD, tương đương 21 tỷ đồng ở thời điểm đó.