Lầm tưởng tai hại về hệ thống kiểm soát hành trình ô tô và những lưu ý 'sống còn'
Hệ thống kiểm soát hành trình ô tô giúp cho việc lái xe trở nên thư thái, tuy nhiên nhiều người thường hiểu sai dẫn tới những rủi ro không đáng có.
Mặc dù hiện nay hệ thống kiểm soát hành trình trên ô tô đã được sử dụng phổ biến nhưng thực tế vẫn còn nhiều tài xế chưa hiểu rõ về hệ thống này, thậm chí còn hiểu lầm về tác dụng của nó dẫn tới những rủi ro đáng tiếc.
Kiểm soát hành trình luôn Tiết Kiệm Nhiên Liệu
Hệ thống kiểm soát hành trình là kiểm soát tốc độ (ga tự động) chứ không phải kiểm soát nhiên liệu tiêu thụ. Nhiệm vụ của hệ thống này là duy trì tốc độ mà tài xế lựa chọn mà không cần quan tâm tới những yếu tố khác. Vì vậy, khi gặp đường Lên Dốc cao xe sẽ tăng cường ga để bù lại phần giảm tốc do trọng lực. Điều đó đồng nghĩa với việc, nhiên liệu tiêu tốn sẽ nhiều hơn.
Nếu là tài xế chủ động, có thể lợi dụng Quán Tính của lần Xuống Dốc trước để lên dốc sau, tính toán dải tốc độ phù hợp để không phải đạp quá nhiều ga mà xe vẫn đạt được khả năng vận hành mong muốn. Điều này hệ thống này không thể làm. Tuy vậy, nếu chỉ xét trên đường Bằng Phẳng, thông thoáng như cao tốc, đi bằng kiểm soát hành trình có khả năng tiết kiệm nhiên liệu hơn. Bởi lẽ, khi đó vòng tua máy sẽ ổn định hơn so với tài xế chủ động Chân Ga.
Tốc độ xe luôn giữ như tốc độ tài xế thiết lập
Điều này chỉ đúng khi đi đường bằng phẳng hoặc lên dốc. Khi đó xe can thiệp bằng ga để giữ tốc độ. Tuy vậy, khi xuống dốc, tốc độ xe sẽ lớn hơn, vì ngoài tốc độ hệ thống đang duy trì, còn có thêm quán tính.
Sử dụng hệ thống kiểm soát hành trình ô tô an toàn
Thực tế hệ thống kiểm soát hành trình giúp cho việc lái xe trở nên Thư Thái tuy nhiên cũng ẩn chứa nhiều rủi ro nếu Người Lái lơ là, chủ quan và quá lạm dụng trong các tình huống giao thông phức tạp.
Những lưu ý khi sử dụng hệ thống kiểm soát hành trình ô tô
Hệ thống điều khiển hành trình thực sự hiệu quả khi người lái sử dụng trong những tình huống lái xe với tốc độ ổn định, trên cao tốc hay những xa lộ có giới hạn tốc độ. Ngược lại, nếu đang điều khiển ô tô trong phố, hay các tuyến đường đông phương tiện, phải liên tục Hãm Phanh thay đổi tốc độ của xe, thì việc Kích Hoạt hệ thống điều khiển hành trình sẽ không có nhiều ý nghĩa.
Vì vậy, người lái cần chú ý theo dõi tình trang giao thông trước khi sử dụng hệ thống kiểm soát hành trình. Trong những hành trình dài, khi đi qua những đoạn đường cao tốc, tài xế cần chú ý quan sát biển báo giới hạn tốc độ, cài đặt Cruise Control cho xe di chuyển để giải phóng chân ga, tạo sự thoải mái đồng thời mang lại hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên, nếu người lái kích hoạt kiểm soát hành trình khi đi qua những cung đường nội đô, giao thông phức tạp… có thể tiềm ẩn nguy hiểm. Bởi người lái sẽ không thể kiểm soát hoàn toàn chiếc xe hoặc thiếu sự chủ động khi đối mặt với các tình huống bất ngờ.
Khi điều khiển xe qua các cung đường đèo dốc, đường Trơn Trượt tài xế không nên kích hoạt hệ thống điều khiển hành trình Cruise Control. Bởi theo các chuyên gia, khi sử dụng kiểm soát hành trình thao tác chân ga của người lái được “giải phóng”, có thể làm cho phản ứng của tài xế chậm hơn bình thường.
Khi hoạt động, kiểm soát hành trình sẽ duy trì tốc độ cài đặt, giúp xe di chuyển ổn định, tuy nhiên khi xe lưu thông trên mặt đường trơn trượt hay vào cua gấp… nếu tài xế không kịp điều chỉnh tốc độ phù hợp sẽ rất dễ làm xe bị trượt, lệch khỏi làn đường. Vì vậy, tốt nhất không nên kích hoạt kiểm soát hành trình trong những tình huống đòi hỏi nhiều kỹ năng xử lý khi đi qua các đoạn đường trơn trượt, đường đèo dốc quanh co…
Kiểm soát hành trình kiểm soát hành trình không phải là hệ thống tự động lái vì vậy người lái cần chú ý quan sát và duy trì sự tập trung. Sau khi đã kích hoạt hệ thống kiểm soát hành trình để xe duy chuyển với tốc độ ổn định, lái xe nên theo dõi tình hình giao thông cũng như các phương tiện cùng lưu thông trên đường để xử lý khi gặp tình huống bất ngờ.
Kiểm soát hành trình được kích hoạt, tài xế có thể điều chỉnh tốc độ di chuyển của xe thông qua các nút điều khiển thường được Kí Hiệu +/- hoặc SET+, SET- bố trí trên vô lăng. Thao tác chân ga theo đó cũng được giải phóng. Tuy nhiên, lái xe vẫn nên để hờ chân lên bàn đạp phanh. Điều này sẽ góp phần giúp tài xế phản ứng nhanh nhạy, an toàn hơn khi gặp tình huống bất ngờ đồng thời giảm thiểu nguy cơ đạp nhầm chân ga.
An Dương (T/h)