Không chỉ Mỹ, văn hóa độ xe "lowrider" còn được ưa chuộng ở cả Nhật Bản
Ai cũng biết văn hóa chơi xe Nhật Bản là rất đặc sắc và đa dạng, nhưng ít ai biết rằng nó còn tồn tại một góc cho cả kiểu xe lowrider đậm chất Mỹ nữa.
Xếp thành một hàng ngay ngắn, phần phía xe sát gần chạm mặt đường nhựa, các mẫu xe cỡ lớn và phô trương đậm chất Mỹ này đang đứng trên mảnh đất quê hương của những Honda, Toyota, Nissan và Subaru.
Một chiếc Chevrolet 210 1954 màu vàng được đặt tên là “Sphinx”, đứng cạnh một chiếc sedan Dodge 1936 màu kem xanh lục có tên “Eltesoro”, và “La Vida Rosa”, một chiếc Mercury Monterey 1954 màu hồng sáng, tất cả ba chiếc đều là xe độ thuộc về một trong những câu lạc bộ lowrider lâu đời nhất của Nhật Bản – Pharaohs.
Không chỉ phổ biến ở Mỹ, văn hóa Xe Lowrider còn tồn tại ở cả Nhật Bản
Lowrider đã được phổ biến lần đầu tiên ở miền nam bang California, Mỹ trong những năm 1940, khi người Mỹ gốc Mexico tiến hành trang trí các mẫu Xe Mỹ với một thiết kế và màu sắc sặc sỡ, độ chúng để có thể lái “thấp và chậm”. Và khi Văn Hóa Chơi Xe này mở rộng ra khắp nước Mỹ trong những thập kỷ sau Thế Chiến II, sự hấp dẫn của nó cũng đã lan sang cả nước ngoài.
Trong giữa thập niên 1980, ở thời điểm nền kinh tế bong bóng của đất nước đang lên đỉnh, những người mê xe Nhật Bản đã bắt đầu nhập khẩu những mẫu như Impala và Ford Mercury, đi kèm phong cách nghệ thuật Chicano.
Thành viên của câu lạc bộ Pharaohs, anh Hasashi Ushida, 46 tuổi, là một người mê lowrider từ khi còn đi học
Thành viên của câu lạc bộ Pharaohs (và là chủ nhân của chiếc “Sphinx”), anh Hisashi Ushida, 46 tuổi, lần đầu tiên thấy các chiếc lowrider trên đường phố Nagoya khi đang ở trung học cơ sở. Trong khi anh ấy có nhớ lại là mình đã bị chúng lôi cuốn ngay lập tức, anh ấy không có điều kiện để theo đuổi các chiếc xe gốc Mỹ.
“Thay vào đó chúng tôi đã mua những chiếc xe tải nhỏ và cố gắng tu sửa lại chúng cho giống kiểu lowrider”, anh Ushida nói trong một bài phỏng vấn điện thoại với CNN. “Mọi thứ trở nên thuận lợi hơn khi tôi gặp gỡ chủ nhân của Paradise Road, một gara nhập khẩu và độ xe được vận hành bởi Junichi Shimodaira. Anh ấy là người đã thực sự chỉ cho tôi cách tu sửa và độ xe.”
Một đối tác xuyên Thái Bình Dương
Shimodaira được coi là một nhà tiên phong trong văn hóa lowrider ở cả hai bên Thái Bình Dương. Sau khi có thời gian ở miền nam California trong đầu những năm 1980 để đi tua, gặp gỡ và kết nối với những người chơi lowrider, người đàn ông 58 tuổi đã quay trở về Nagoya, một thành phố có kết nối mạnh mẽ với sản xuất xe, và thành lập câu lạc bộ Pharaohs.
Nagoya vốn được biết đến dưới vai trò mái nhà của thương hiệu xe sang Lexus. Nhưng Shimodaira là người có công quảng bá kỹ thuật độ xe tới thành phố, mang tới một phong vị và văn hóa xe mới tới đường phố Nagoya.
Một góc của cửa hàng độ xe Cholos của anh Ushida
Đối với các thành viên của Pharaohs, các buổi hội họp của họ phản ánh nên tuổi tác của câu lạc bộ. “Chúng tôi đi lượn phố, đi picnic, và thi thoảng, chúng tôi họp mặt và tiệc tùng hoặc tiệc nướng ngoài trời với những câu lạc bộ xe khác”, anh Ushida nói.
Với khoảng 25 thành viên, Pharaohs là một câu lạc bộ xe nam điển hình của Nhật bản. Ushida nói rằng thanh danh của nhóm đã đạt đỉnh trong khoảng năm 2000. Nhưng văn hóa lowrider dường như vẫn có một lượng người hâm mộ trung thành và mạnh mẽ, và trong năm 2003, anh ấy đã mở cửa Cholos, một gara độ xe ở Nagoya.
Đối với Ushida, sự hấp dẫn tới lowrider gồm có hai điểm: “Đó là niềm vui thú khi được lái một chiếc cruiser, nhưng còn có sự hưng phấn khi được độ xe nữa.”
Một “kết nối tâm linh”
Đã làm tài liệu về văn hóa lowrider của Nhật Bản kể từ năm 2001, nhiếp ảnh gia 38 tuổi Luke Dorsett dự tính rằng có khoảng 200 câu lạc bộ như thế đang hoạt động ở đất nước mặt trời mọc.
Giống như ở phía đông thành phố Los Angeles, Mỹ, lowrider ở Nhật Bản mang tới một cảm giác cộng đồng và thân phận, anh Dorsett nói, người chứng kiến một “kết nối tâm linh” giữa văn hóa Chicano và Nhật Bản.
Các chiếc xe tải nhỏ là một phương pháp để độ xe lowrider ở Nhật Bản
“Bạn có hai nền văn hóa có niềm đam mê với nghệ thuật thủ công,” nhiếp ảnh gia nói trong một bài phỏng vấn điện thoại với CNN. “Cả hai đều rất tập trung vào chi tiết. Các người chơi lowrider nghĩ rằng, ‘Tôi có thể cạo đầu, đeo mấy cặp kính râm, mặc quần áo và tôi sẽ len vào ngay được,’” anh Dorsett tiếp tục nói. “Họ có thể ở Los Angeles.”
Dorsett, người đang sản xuất một cuốn sách về văn hóa xe lowrider trên khắp thế giới, nói rằng, ban đầu, Nhật Bản đã nhập khẩu nguyên văn hóa lowrider của California. Nhưng rồi mô-típ và biểu tượng đã bắt đầu trở nên có chất Nhật Bản hơn.
Một buổi triển lãm xe lowrider ở Nhật Bản
“Khi nó mới bắt đầu ở Nhật Bản, các chiếc xe sẽ đến đó và trông giống hệt như ở Mỹ. Họ sẽ không độ hoặc thay đổi chúng quá nhiều, vậy nên hình nghệ thuật trên xe sẽ giữ nguyên phong cách Chicano.”
“Điều xảy ra sau đó là hình nghệ thuật sẽ vẽ nên chân dung chủ xe. Họ đã bắt đầu đưa vào những nét riêng của mình lên nó. Đó là một điều rất thú vị.”
Câu lạc bộ văn hóa
Ở Nhật Bản, cũng như ở Mỹ, lowrider mang nhiều ý nghĩa hơn chỉ là những chiếc xe. Đối với anh Shigeru Sato 49 tuổi, một chủ cửa hiệu xe độ từ Toyonaka ở tỉnh Osaka, nó là một văn hóa rộng hơn bao quanh xe lowrider mà đã truyền cảm hứng cho anh ấy thành lập câu lạc bộ của riêng mình, Stylish Car Club.
“Ở Mỹ, văn hóa lowrider không chỉ là độ xe, nó còn về thời trang, âm nhạc, và gia đình,” anh Sato nói. Đối với Sato, người có con trai cũng là một người mê lowrider, cho thấy rằng mối ràng buộc thế hệ là rất quan trọng.
Lowrider không chỉ là văn hóa chơi xe, mà là còn về thời trang, âm nhạc, và gia đình
Ở Stylish Car Club, nơi Sato đã thành lập 20 năm trước, nó không chỉ về xe mà còn chia sẻ một cảm xúc văn hóa. Bám chặt vào tiêu chí này, đây là điều tiên quyết cho các thành viên mới.
“Tôi muốn đảm bảo rằng bất cứ ai tham gia đều thực sự đắm chìm vào nền văn hóa này,” anh Sato nói. “Và tôi muốn họ không chỉ thích thú độ xe, mà còn làm quen bản thân họ với thời trang và âm nhạc nữa.”
Nhưng, anh Sato biết rằng phô trương các mẫu xe độ phong cách vẫn là một “nghi lễ” quan trọng đối với các người chơi lowrider.
“Các lowrider thích sự chú ý,” anh Sato nói. “Chúng tôi thường đi lượn tới Dottonbori ở Osaka đông đúc và bạn có một lượng khán giả lớn. Chúng tôi có thể trông hơi giống dân xã hội, nhưng tất cả chúng tôi đều có gia đình và công việc thường ngày. Chúng tôi chỉ hâm mộ nền văn hóa này.”
Một số hình ảnh đẹp khác về văn hóa xe lowrider ở Nhật Bản: