13 mẫu xe ô tô liên doanh thành công nhất từ trước tới nay (P1)

| Thị trường
Xếp hạng 4.1 - 9 đánh giá

Hợp tác sản xuất một dự án sản xuất có thể mang tới thành công cho không chỉ một công ty mà có thể là hai ba bên nữa, và dưới đây là các mẫu ô tô liên doanh được coi là thành công nhất trong lịch sử thế giới.

Nhà kinh tế học người Scotland Adam Smith đã một sự ảnh hưởng sâu sắc đến ngành công nghiệp ô tô trong một thế kỷ trước khi những chiếc xe xếp hàng dài trên các con phố ở Edinburgh. Quy mô kinh tế theo lí thuyết ông đã xác định và vạch ra trong những năm 1760 đã chèo lái các nhà sản xuất ô tô tiến đến con đường liên doanh, liên minh, sát nhập và tiếp quản để tiết kiệm tiền và thúc đẩy lợi nhuận bằng cách dàn trải chi phí phát triển.

Sự kết hợp đang ngày càng trở nên phổ biến trong cuối thập kỷ này khi các công ty đang cố gắng sẻ bớt gánh nặng chi phí cực cao của việc đưa công nghệ điện năng và bán tự lái vào thị trường. Nếu như trước đây ta đã từng đến với các mẫu được coi là thảm bại nhất, thì bây giờ là đến lượt các mẫu được coi là thành công nhất.

Volkswagen-Porsche 914 (1969)

13 mẫu xe ô tô liên doanh thành công nhất từ trước tới nay (P1)

Volkswagen đã muốn thay thế Karmann-Ghia già nua với một mẫu thể thao hơn nhưng lại thiếu chuyên môn phát triển từ con số 0. Còn Porsche lại tìm kiếm phương án thay thế mẫu 912 với một mẫu mới có giá phải chăng nhưng thiếu nguồn lực để chế tạo nó. Trong những năm 1960, họ đã bắt tay thành lập một công ty có tên là VW-Porsche Vertiebs để quảng bá và bán một mẫu xe thể thao chung.

Porsche đã thiết kế nên cấu trúc động cơ đặt giữa của mẫu 914 trong khi Volkswagen cung cấp động cơ I4 mới cho xe. Thỏa thuận hợp tác còn cho phép Porsche đưa ra một biến bản 6 xi-lanh của xe. Mặc dù nguyên mẫu Karmann cung cấp thân vỏ, nhưng Volkswagen đã tự lắp ráp mẫu tiêu chuẩn 914 với động cơ I4 trong khi Porsche sản xuất mẫu 914/6 sử dụng động cơ I6 từ mẫu 911.

Các phiên bản 914 thông số kĩ thuật châu Âu đã được giới thiệu tới thị trường dưới nhãn hiệu Volkswagen-Porsche . Trong khi chiếc xe được bán ra ở thị trường Mỹ dưới vai trò chỉ là một mẫu Porsche.

Động cơ Peugeot-Renault-Volvo V6 (1974)

13 mẫu xe ô tô liên doanh thành công nhất từ trước tới nay (P1)

Hai kỳ phùng địch thủ Peugeot và Renault đã bắt đầu một mối liên minh trong năm 1966. Sau khi phát triển một động cơ 4 xi-lanh, họ đã lôi kéo luôn cả nhãn hiệu Volvo để thiết kế nên một máy V6 và V8 cho các mẫu xe hàng đầu của xe. Họ đã vội vã bỏ đi máy V8 trong cơn khủng khoảng dầu mỏ năm 1973 và ra mắt V6 một năm sau đó. Volvo 264 đã trở thành mẫu xe ô tô đầu tiên được sử dụng động cơ V6 PRV.

Động cơ 6 xi-lanh đó còn được trang bị cho một danh sách dài các mẫu xe gồm Peugeot 604, Renault 30, Alpine A310, DeLorean DMC-12, Volvo 760, Dodge Monaco và cả Lancia Thema. Mẫu Renault Safrane BiTurbo đã sử dụng một bản PRV 268 mã lực, và Venturi đã “ép” ra đến 400 mã lực từ máy V6 cho mẫu GT của họ. Quá trình sản xuất đã kết thúc trong năm 1998 sau gần 1 triệu mẫu động cơ được chế tạo.

Porsche 924 (1976)

13 mẫu xe ô tô liên doanh thành công nhất từ trước tới nay (P1)

Một lần nữa, Volkswagen lại nhờ cậy Porsche để phát triển một mẫu xe thể thao trong đầu thập niên ’70. Trên giấy tờ, dường như hai công ty đã định lặp lại quá trình phức tạp đã sinh ra mẫu 914. Nhưng điểm khác lớn ở đây là Porsche chỉ cần thiết kế xe, chứ không phải tích hợp nó vào dòng sản phẩm và đem bán.

Volkswagen yêu cầu một mẫu coupe 2+2 với động cơ làm mát bằng chất lỏng đặt ở phía trước. Mẫu xe này đã sử dụng nhiều phụ tùng có sẵn nhất có thể để giữ chi phí phát triển và sản xuất ở trong mức giới hạn cho phép. Dự án đã có bước tiến nhanh cho tới khi Volkswagen hủy bỏ nó vào giữa thập niên ’70. Thay vào đó, công ty đã chuyển sự tập trung sang mẫu Scirocco dựa trên Golf với hệ dẫn động cầu trước.

Posche đã mua lại dự án từ Volkswagen với cái giá rẻ, hoàn thiện nó và gọi nó là 924. Ở thời điểm ra mắt, công ty đã miêu tả nó là người thừa kế hướng tới người mua trẻ và phụ nữ của 914. Mẫu 924 đã bán tốt mặc cho nguồn gốc Volkswagen bí mật của nó và đã giúp Porsche đạt kỷ lục doanh số vào cuối những năm 1970.

Isuzu Impulse/Piazza by Lotus (1980)

13 mẫu xe ô tô liên doanh thành công nhất từ trước tới nay (P1)

Mẫu Isuzu Impulse/Piazza đã thiết kế ở Ý, chế tạo trên khung xương Mỹ, độ ở Anh và rồi lắp ráp ở Nhật Bản. Nó đã vay mượn đường nét thiết kế từ một mẫu xe concept có tên Asso di Fiori (có nghĩa: “Át Tép” trong tiếng Ý) được giới thiệu trong năm 1979 bởi Giugiaro. Tấm ốp kim loại đã che giấu một sự tiến hóa của khung gầm cơ sở cũng được thấy ở bên dưới Chevrolet Chevette, cùng những mẫu khác.

 Isuzu biết rằng họ không thể bán một mẫu xe thể thao nếu xe không có khả năng xử lí ít nhất là tốt như vẻ ngoài của xe nên họ đã gửi mẫu Impulse cho Lotus để có một hệ thống treo hoàn toàn mới bao gồm bộ lò xo mềm hơn, các thanh giảm chấn cứng hơn và thanh chống lắc được tái thiết kế. Ở Mỹ, mẫu Impulse độ Lotus đã cập bến cho mẫu năm 1988. Isuzu đã tự hào bổ sung hàng chữ “Handling by Lotus” màu lục và vàng đằng sau hai bánh trước.

Alfa Romeo 164/Fiat Croma/Lancia Thema/Saab 9000 (1984)

13 mẫu xe ô tô liên doanh thành công nhất từ trước tới nay (P1)

Fiat và Saab đã bắt đầu phát triển khung gầm cơ sở Type Four trong cuối thập niên 1970. Alfa Romeo đã gia nhập dự án này trong đầu thập niên ’80.

Nhiệm vụ này nói dễ hơn là làm bởi cấu trúc cần để chống đỡ cho các mẫu xe xịn nhất được bán ở châu Âu và Bắc Mỹ. Fiat đã có kế hoạch sản xuất hai phiên bản của xe (một cho dòng sản phẩm của riêng họ và một cho bộ phận Lancia) trong khi Saab và Alfa chỉ đã đăng kí mỗi hàng một mẫu. Sự đa dạng đã làm tăng thêm độ phức tạp cho dự án: tất cả 4 mẫu xe cần phải mang đến trải nghiệm lái và đặc tính xử lí khác biệt.

Saab và Lancia đã cho ra mắt mẫu 9000 và Thema trong năm 1984. Fiat đã giới thiệu mẫu Croma trong năm 1985 và Alfa Romeo 164 đã trình làng trong năm 1987, cùng năm họ đã gia nhập vào đại gia đình Fiat. Cả Croma, Thema và 9000 đã được thống nhất bởi một đặc điểm gia đình giống nhau. Chúng đều đến từ studio thiết kế của Giugiaro và chia sẻ cánh cửa, mái và kính chắn gió. Mẫu 164 do Pininfarina thiết kế đã nhận được những đường nét góc cạnh, thể thao hơn.

Honda Concerto/Rover 400 (1988)

13 mẫu xe ô tô liên doanh thành công nhất từ trước tới nay (P1)

Honda và Austin Rover đã kéo dài mối quan hệ hợp tác của họ bằng cách đồng phát triển một mẫu 4 cửa. Honda đã gọi nó là Concerto trong khi Rover đã đặt tên cho nó là 400. Hai chiếc xe có cùng tỉ lệ kích thước nhưng mỗi chiếc đã có một thiết kế nhãn hiệu cụ thể ở phía sau khác biệt. Câu chuyện còn trở nên khác hơn nữa bên dưới các tấm ốp kim loại, nơi có nhiều phần cứng đến từ một mẫu Civic thế hệ thứ 4.

Quá trình sản xuất đã diễn ở Nhật Bản cho thị trường địa phương và ở Longbride, Anh, cho thị trường châu Âu.

(còn tiếp)

SourceTinXe