Ý nghĩa ẩn sau những biểu tượng của các nhà sản xuất ô tô (P3)

| Thị trường
Xếp hạng 3.1 - 22 đánh giá

Mỗi logo là một câu chuyện, mỗi câu chuyện lại mang một ý nghĩa, bối cảnh lịch sử riêng biệt.

Tiếp nối hai kỳ trước, chúng ta sẽ tiếp tục khám phá những câu chuyện, những ý nghĩa thú vị đằng sau các biểu tượng nhãn hiệu ô tô nổi tiếng trên thế giới.

Lotus

Ý nghĩa ẩn sau những biểu tượng của các nhà sản xuất ô tô (P3)

Mặc dù ý nghĩa ẩn sau cái tên “Lotus” chưa bao giờ được chính thức công bố, nhưng nó thường được cho là có liên quan đến kiến thức về hoa sen của người sáng lập công ty, ngài Colin Chapman, và sự đại diện cho cõi Niết Bàn của nó trong triết học châu Á.

Màu vàng của huy hiệu được cho là đại diện cho những ngày tươi sáng phía trước, trong khi hình thoi trung tâm màu xanh lá cây là đến từ đội đua British Racing Green, cho thấy nguồn gốc đua xe của Lotus. Các chữ cái đan xen nhau ở trên cùng là viết tắt chữ cái đầu của Anthony Colin Bruce Chapman.

Maserati

Ý nghĩa ẩn sau những biểu tượng của các nhà sản xuất ô tô (P3)

Cây đinh ba được dựa trên phiên bản được nắm giữ bởi bức tượng vị thần La Mã Neptune (Poseidon trong thần thoại Hy Lạp) ở quảng trường trung tâm Piazza Maggiore thuộc thành phố Bologna, Ý. Do vậy, biểu tượng này không chỉ đại diện cho quê nhà của hãng Maserati, mà còn là những phẩm chất mạnh mẽ của Neptune, vị thần của những trận động đất, bão tố và ngựa.

Mazda

Ý nghĩa ẩn sau những biểu tượng của các nhà sản xuất ô tô (P3)

Cái tên Mazda được lấy từ Ahura Mazda, vị thần sáng tạo tối cao trong Bái Hỏa Giáo, một tôn giáo đã từng nổi trội trong các nền văn hóa châu Á đầu tiên. Từ “Mazda” dịch ra là “sự thông thái”. Thật trùng hợp, nó cũng là một cách viết giản thể tên của nhà sáng lập công ty, Matsuda Jujiro.

Mazda đã trải qua một số huy hiệu trong suốt thời gian qua, với huy hiệu hiện tại được giới thiệu vào năm 1996. Chữ M được cách điệu trong hình bầu dục, trong đó, hình bầu dục đại diện cho mặt trời là chữ M là công ty. Nó cũng trông giống như đôi cánh được dang rộng mà được xác nhận rằng đó là biểu tượng cho tự do diễn cảm của Mazda.

McLaren

Ý nghĩa ẩn sau những biểu tượng của các nhà sản xuất ô tô (P3)

Logo ban đầu của đội đua McLaren tập trung vào chú chim Kiwi, đại diện cho quê hương New Zealand của nhà sáng lập Bruce McLaren. Vào những năm 1980, một thiết kế mới đã được ban tặng cho đội đua F1, bao gồm những đường cong như chữ V ngược của nhà tài trợ chính Marlboro.

Vào năm 1997, logo này đã được thay đổi thành chữ V ngược có tạo hình khác biệt, và đơn nhất. Hiện nay, logo này đã được thay đổi thành dạng vảy xoáy, dù McLaren nói rằng logo này không có sự kết nối với Marlboro – thay vào đó là gợi lên những dấu hiệu hung dữ thường thấy ở những loài thú và côn trùng săn mồi.

Mercedes-Benz

Ý nghĩa ẩn sau những biểu tượng của các nhà sản xuất ô tô (P3)

Phần tên Mercedes đến từ con gái của cộng sự của Daimler - Emil Jellinek. Benz đến từ Karl Benz, nhà chế tạo chiếc xe ô tô thực sự đầu tiên. Khi hai công ty đã sát nhập vào năm 1926, Mercedes–Benz đã ra đời.

Logo có nguồn gốc từ một tấm bưu thiếp đã được gửi vào những năm 1870 bởi Gottlieb Daimler tới vợ của ông, trong đó ông đã đánh dấu nơi ông đang sống lúc bấy giờ với một ngôi sao 3 cánh và viết cạnh nó: “Một ngày nào đó những ngôi sao này sẽ tỏa sáng hơn trên những nhà máy thắng lợi của chúng ta”. Được sử dụng lần đầu trên một chiếc xe vào năm 1910 và ba cánh của ngôi sao đại diện cho đất liền, biển cả và không trung.

MG

Ý nghĩa ẩn sau những biểu tượng của các nhà sản xuất ô tô (P3)

MG là viết tắt của Morris Garages với khởi đầu là một phần hoạt động kinh doanh ô tô của William R Morris ở Oxford, nước Anh vào năm 1924. Huy hiệu hình bát giác đã được chọn để phân biệt các mẫu xe MG khỏi các mẫu Morris thông thường, với một vài mẫu xe còn được trang bị cả mặt đồng hồ đo lường hình bát giác nữa.

Mitsubishi

Ý nghĩa ẩn sau những biểu tượng của các nhà sản xuất ô tô (P3)

Mitsubishi khác biệt ở điểm tên của hãng được dùng để mô tả logo, thay vì ngược lại như các hãng khác. “Mitsu” nghĩa là ba, trong khi “Hishi” nghĩa là cây củ ấu, ám chỉ hình thoi hoặc kim cương. Người Nhật thường chuyển âm đọc “h” thành “b” khi nó đứng giữa một từ.

Biểu tượng ba hình kim cương được chọn bởi nhà sáng lập Iwasaki Yataro. Nó liên quan đến cả gia huy ba lá của gia tộc Tosa, người chủ đầu tiên của ông, và ba hình thoi chồng lần lượt lên nhau của gia huy gia đình Iwasaki.

Morgan

Ý nghĩa ẩn sau những biểu tượng của các nhà sản xuất ô tô (P3)

Nguồn gốc logo có cánh của Morgan dành cho nhãn hiệu xe ô tô thể thao chuyên nghiệp từ Anh Quốc này là không rõ ràng, nhưng có một câu chuyện phổ biến là nó được truyền cảm hứng từ phi công chiến đấu Thế Chiến I, Đại úy Albert Ball. Chủ sở hữu của chiếc xe Aero 3 bánh nguyên bản, ông ấy đã mô tả sự phấn khích khi lái chiếc xe như những cảm giác gần gũi nhất mà ông đã có được khi đang bay.

Nissan

Ý nghĩa ẩn sau những biểu tượng của các nhà sản xuất ô tô (P3)

Cái tên Nissan là tên viết tắt của Nihon Sangyo, đơn vị đã từng là công ty mẹ của Datsun. Khi Nissan thay thế logo Datsun ở phía sau các chiếc xe ô tô, logo của nó đã là tên của công ty nằm trong hình chữ nhật màu xanh cắt ngang qua vòng tròn đỏ. Logo này liên quan đến lá cờ Nhật Bản, bao gồm biểu tưởng Mặt Trời Mọc. Logo đã chuyển thành màu crôm vào những năm 1990 để đại diện cho sự hiện đại.

Opel

Ý nghĩa ẩn sau những biểu tượng của các nhà sản xuất ô tô (P3)

Logo “Z” của Opel nhằm tôn vinh mẫu xe tải Blitz (nghĩa là “tia chớp” trong tiếng Đức) đã giúp công ty hồi sinh sau Thế Chiến II, mang cả hình dáng của tia chớp và chữ cuối cùng của từ mô tả chiếc xe theo tiếng Đức.

Peugeot

Ý nghĩa ẩn sau những biểu tượng của các nhà sản xuất ô tô (P3)

Logo Peugeot bao gồm chú sư tử cách điệu đang đứng bằng hai chân sau. Logo này đã xuất hiện sớm nhất vào năm 1847, rất lâu trước khi Peugeot tham gia lĩnh vực kinh doanh ô tô, và đại diện cho những hàng hóa chất lượng. Từ năm 1932, những chiếc xe Peugeot đã có biểu tượng trang trí nắp capô hình đầu sư tử.

Vào năm 1948, với sự ra mắt của mẫu 203, một hình ảnh sư tử thân thuộc hơn đã xuất hiện – đó là huy hiệu của vùng Franche-Comté thuộc Pháp, nơi ông Armand Peugeot đã ra đời. Logo này dần dần phát triển để trở nên góc cạnh hơn.

Pontiac

Ý nghĩa ẩn sau những biểu tượng của các nhà sản xuất ô tô (P3)

Biểu tượng Pontiac nguyên bản được giới thiệu bởi General Motors (GM) vào năm 1926  đã là hình khăn trùm đầu của người Mỹ bản địa, tôn vinh tầm ảnh hưởng của người Mỹ bản địa tới nhãn hiệu. Tuy nhiên, trong nỗ lực thu hút người tiêu dùng trẻ hơn, GM đã giới thiệu một logo mới vào năm 1957: chiếc “Phi tiêu” màu đỏ mà cũng có thể nhận ra ngay là mang ý nghĩa liên hệ đến người Mỹ bản địa.

Porsche

Ý nghĩa ẩn sau những biểu tượng của các nhà sản xuất ô tô (P3)

Huy hiệu của Porsche về bản chất có liên hệ đến quê hương của nhãn hiệu Đức, tên vùng đất được viết ở trung tâm của logo. Phía dưới tên là 1 chú ngựa – “Stuttgart” dịch từ tiếng tiếng Đức cổ là “Khu vườn Ngựa”.

Biểu tượng chia làm 4 gốc bao quanh chú ngựa được lấy từ gia huy của nhà nước Dân Chủ Tự Do Wüerttemberg (nay là tiểu bang Württemberg, Đức), được thành lập sau khi nhà nước quân chủ Đức giải thể vào năm 1918, và vốn có Stuttgart là thủ đô. Bộ ba sừng hươu đen ở phía trên bên trái và phía dưới bên phải có nguồn gốc ít nhất từ thế kỷ thứ 10, biểu thị khu vực lớn hơn Swabia, trong khi các sọc đỏ và đen là của Công tước xứ Württemberg.

(còn tiếp)

SourceTinXe