Nghiên cứu phát hiện lái xe ngủ gật cũng nguy hiểm như lái xe say rượu bia

| Thị trường
Xếp hạng 4.0 - 9 đánh giá

Nếu cảm thấy buồn ngủ khi lái xe, tài xế tốt nhất nên tạt vào lề và chợp mắt một chút trước khi tiếp tục hành trình của mình.

Lái xe khi mệt cũng nguy hiểm như lái xe khi say, dựa theo một nghiên cứu mới của quốc hội Úc. Chi tiết hơn, nghiên cứu này nói rằng lái xe sau khi thức hơn 17 giờ đồng hồ mang tới ảnh hưởng tiêu cực tương tự có nồng độ cồn trong máu 0,05% đến thời gian phản ứng, độ cảnh giác, và phán đoán.

Trong khi Mỹ, Mexico, và nhiều quốc gia khác cho phép nồng độ cồn trong máu lên tới 0,08%, những nơi khác như Úc, Canada, và đa phần châu Âu sử dụng tiêu chuẩn 0,05% nghiêm khắc hơn. Thậm chí tại một số quốc gia khác, bao gồm Nhật Bản (0,03%) và Trung Quốc (0,02%), còn nghiêm khắc hơn nữa.

Mọi người có khả năng xử lý nồng độ cồn khác nhau, nhưng một người phụ nữ nặng 45kg trung bình sẽ chạm mức 0,05% chỉ sau khi uống một ly rượu trong vòng 1 tiếng. Trong khi đó, một người phụ nữ nặng 81,6 kg sẽ cần đến hai ly rượu để chạm mức nồng đồ cồn trong máu đó. Trong khi đó, một người đàn ông nặng 68 kg với khả năng trao đổi chất trung bình sẽ chạm mức 0,05% sau hai ly rượu trong vòng 1 giờ, và một người đàn ông nặng 100 kg sẽ đến mức đó sau ba ly.

Nghiên cứu phát hiện lái xe ngủ gật cũng nguy hiểm như lái xe say rượu bia

Hình ảnh minh họa một vụ va chạm do tài xế ngủ gật

Báo cáo của cơ quan Úc cho thấy sự tương đồng với một nghiên cứu khác của AAA Foundation for Traffic Safety trong năm ngoái. Trong đó nghiên cứu của AAA đã phát hiện rằng 8,8% - 9,5% tất cả các vụ va chạm là liên quan tới tài xế ngủ gật.

Cơ quan National Highway Traffic Safety Administration (NHTSA) của Mỹ dự tính rằng 795 người đã chết ở Mỹ bởi trong năm 2017. NHTSA cũng thông báo rằng va chạm lái xe ngủ gật thường diễn ra vừa khoảng giữa đêm cho tới 6 giờ sáng, cũng như vào lúc chiều muộn khi mọi người trải nghiệm cơn buồn ngủ trong vòng tuần hoàn mỗi ngày của họ. Ngay kể cả khi một người thèm ngủ uống cà phê hoặc nước uống tăng lực, họ vẫn có thể có các cơn “ngủ không kiểm soát” mà diễn ra trong vòng 4-5 giây.

Điều đó có nghĩa rằng ở tốc độ 88 km/h, bạn đã di chuyển hơn 30 mét trên đường trong khi ngủ,” NHTSA nói. “Đó là thừa đủ thời gian để gây nên va chạm.” Tổ chức này đưa ra lời khuyến nghị rằng các tài xế cảm thấy buồn ngủ thì nên tạt vào lề đường và ngủ một giấc ngắn tại một nơi an toàn.

SourceTinXe