Đây là lí do tại sao một số xe ô tô có đèn hậu bí mật nằm trong cốp
Lắp đặt đèn hậu nằm trong cốp là một giải pháp tốn kém và điên rồ, nhưng thực tế là các hãng xe cũng không có nhiều lựa chọn khác để đáp ứng đúng quy định đèn hậu khi cửa cốp đang mở trên xe ô tô.
Không phải ai cũng nắm rõ hết toàn bộ trang bị và tính năng trên một chiếc xe ô tô, đặc biệt là những trang bị quái gở như một… đèn hậu bí mật nằm trong cốp xecủa mẫu Buick/Opel Cascada chẳng hạn.
Ở một số mẫu xe, ta có thể thấy có sự hiện diện của một bộ đèn hậu thứ hai nằm trong cốp
Cascada là một mẫu mui trần nhỏ con, nhưng chúng ta có thấy kiểu thiết kế đèn đuôi lạ kỳ này hiện diện trên những sản phẩm khác của nhãn hiệu Opel, như phiên bản station wagon Insignia dưới đây:
Cốp xe của mẫu Insignia
Lí do cho sự tồn tại của những đèn hậu bí mật này có lẽ như bạn đã đoán được là: bật sáng và hoạt động như một đèn hậu thông thường trong trường hợp cốp xe mở ra.
Tất nhiên là đối với một mẫu mui trần như Cascada, sự tồn tại của chúng là có phần hơi thừa bởi chẳng ai nỡ nhồi nhét cả đống hành lý hay xe đạp vào cốp của một phương tiện sang chảnh như thế, nhưng đối với một mẫu wagon, nó tỏ ra hợp lý hơn hẳn.
Nói chuyện với một người phát ngôn của hãng Buick, chúng ta có thể nhận được câu trả lời liên quan tới quy định đèn có thể được thấy với một cốp xe mở rộng như sau:
Anh nói đúng rồi và lí do ‘hầu hết xe không làm điều này’ là bởi các nhà thiết kế thường thiết kế cửa cốp tuân theo tính an toàn và quy định cần thiết để một phần của đèn hậu vẫn ở bên ngoài và gắn với tấm chắn bùn trong khi cửa cốp đang mở. Đối với Cascada, các nhà thiết kế đã tập trung toàn bộ vào phong cách thiết kế kiểu vỏ sò để có dáng vẻ ngoại thất như đúng ý muốn.
Xe mui trần Cascada
Lựa chọn khác khi nhìn vào Audi Q5 sẽ là đặt đèn hậu xuống dưới tấm cản va nhưng đội ngũ thiết kế muốn giữ phía sau xe được gọn gàng với khu vực bề mặt nhỏ hơn của một mẫu mui trần so với SUV. Vậy nên họ đã lựa chọn một hướng tiếp cận bất thường nhưng cách đó có hiệu quả!
Đương nhiên, không chỉ có Buick hoặc Opel làm chuyện này, và thực tế là có nhiều phương pháp để giải quyết vấn đề tín hiệu đèn hậu phía sau, tương tự những gì người đại diện của Buick đã đề cập tới cách đặt đèn lên tấm cản va của Audi Q5.
Ví dụ, thế hệ đầu tiên của mẫu Mini Clubman hiện đại đã sử dụng một cách tiếp cận đặc biệt thông minh là cửa phía sau có chỗ cắt hở ra cho đèn hậu để chúng vẫn có thể được nhìn thấy trong khi cửa đang mở.
Thiết kế cửa phía sau có chỗ cắt để lộ đèn hậu của Mini Clubman
Đây dường như là một phương pháp rẻ hơn nhiều để đạt chuẩn quy đình đèn hậu mà không phải bỏ ra thêm chi phí và nhét thêm cả một bộ đèn phụ thứ hai cùng đủ những dây rợ hỗ trợ vào trong cốp xe. Nhưng thực tế, sáng kiến của Buick và Opel cũng không thực mới mẻ.
Kiểu thiết kế bộ đèn hậu thứ hai đã tồn tại từ lâu rồi, và xuất hiện ở một số mẫu xe ít ai ngờ đến, ví như mẫu Aston Martin Lagonda. Thậm chí là xa hơn nữa và cũng có thể là mẫu đầu tiên sử dụng kiểu đèn này, hãng Nash đã giới thiệu phong cách thiết kế thân vỏ có tên Airflyte cho mẫu Ambassador của họ trong năm 1949, với đèn hậu được đặt trên lớp mạ crôm trên cửa cốp.
Đèn hậu trên cửa cốp ở Aston Martin Lagonda
Đèn hậu nằm trong cốp của Nash Ambassador 1949
Thông qua những thông tin ở trên, có lẽ bạn đã hiểu được phần nào công dụng của đèn hậu bí mật nằm trong cốp xe. Mặc dù nó là một giải pháp tốn kém và điên rồ, nhưng thực tế là các hãng xe cũng không có nhiều lựa chọn khác để đáp ứng đúng quy định đèn hậu khi cửa cốp đang mở trên xe ô tô.
>>> Không ngờ nắp capô của xe Mercedes-Benz còn có công dụng khác là chảo chiên trứng