Khám phá lớp sơn đặc biệt đã bảo vệ mạng sống lính Mỹ trong Thế Chiến II

| Thị trường
Xếp hạng 4.0 - 9 đánh giá

Sử dụng một lớp sơn để phát hiện vũ khí hóa học là một điều rất quan trọng trong chiến tranh, bởi một số chất độc như khí mù tạc, vốn có mùi đặc trưng, có thể khiến nạn nhân mất đi khứu giác nhanh chóng.

Nếu bạn từng thấy hình ảnh về một chiếc Jeep Thế Chiến II với lớp sơn nâu bao quanh ngôi sao 5 cánh trên nắp capô, bạn có thể nghĩ rằng đó chỉ là một chi tiết mang tính thẩm mỹ. Nhưng thực tế còn hơn như thế: lớp sơn ở đó là để giữ binh lính an toàn.

Khám phá lớp sơn đặc biệt đã bảo vệ mạng sống lính Mỹ trong Thế Chiến II

Trên nắp capô các phương tiện cơ giới của quân đội Mỹ trong Thế Chiến II thường có hình một ngôi sao và lớp sơn bao quanh

Mục đích của lớp sơn là để bảo vệ người lính khỏi tấn công bằng vũ khí hóa học. Nó được gọi là “sơn phát hiện khí độc gây rộp da M5”. Theo như lời của ông Farrell Fox, một cựu binh chuyên về xe cơ giới của Binh đoàn Lính thủy đánh bộ Mỹ, loại sơn đặc biệt này đã được đưa vào danh sách trang bị tiêu chuẩn bởi European Theater of Operations trong năm 1943.

Để cung cấp khả năng phát hiện chất độc gây giộp da, quy trình sau phải được thực hiện,” dựa theo văn bản của European Theater of Operations. “Khi ngôi sao, biểu tượng quốc gia Mỹ, được đặt ở vị trí có thể nhìn thấy bởi tài xế, khoảng cách giữa các đỉnh của ngôi sao sẽ được sơn bằng sơn phát hiện chất độc gây rộp da, M5, để tạo nên một vòng tròn bao quanh ngôi sao.

Khám phá lớp sơn đặc biệt đã bảo vệ mạng sống lính Mỹ trong Thế Chiến II

Văn bản lịch sử nói về công dụng và cách thức sử dụng sơn phát hiện chất độc gây rộp da M5

Trong trường hợp có tấn công xịt chất độc,” văn bản viết tiếp, “lớp sơn phát hiện sẽ đưa ra lời cảnh báo bằng cách đổi màu từ nâu sang đỏ,” nhưng văn bản cũng có nói cụ thể là lớp sơn sẽ không hiệu quả nếu chất độc là dạng hơi nước.

Trong trường hợp nếu không nhìn thấy biểu tượng ngôi sao, một vết sơn cỡ 0,18 m2 nên được sơn vào nơi mà người lái có thể nhìn thấy rõ ràng, và lớp sơn nên được làm mới 2 lần một năm hoặc “bất cứ lúc nào nó trở nên cũ và nhạt màu." Đồng thời, lớp sơn cũng nên dược rửa bằng bàn chải và nước, và nên tránh tiếp xúc với nhiên liệu chì.

Khám phá lớp sơn đặc biệt đã bảo vệ mạng sống lính Mỹ trong Thế Chiến II

So sánh màu sơn M5 lúc bình thường và lúc đổi sang màu đỏ

Không bất ngờ khi lớp sơn này được phát minh để sử dụng cho chiến trường châu Âu, bởi quân phát xít Đức luôn nổi tiếng với bài sử dụng vũ khí hóa học. Trên thực tế, dựa theo một văn bản được viết bởi Ban chỉ huy Sinh hóa học và quân đội Mỹ, các nhà nghiên cứu Mỹ trong Thế Chiến I đã phát triển ra một loại sơn từ sơn dầu hạt lanh và “sơn men dầu hạt lanh”, với mục đích phát hiện chất độc, nhưng nghiên cứu đã không được hoàn thành.

Sau đó, tài liệu có nói tiếp rằng sau khi tham khảo sơn phát hiện chất độc màu xanh dương của Anh Quốc trong hồi đầu những năm 1940, quân đội Mỹ đã cho ra đời sơn phát hiện chất độc gây rộp da M5 màu xanh ô liu, nhưng cũng lưu ý rằng có một số nguồn rằng sơn có màu vàng-nâu nhiều hơn, với 7,8 triệu thùng nửa 110 gam từng được đưa ra gửi tới quân đội Mỹ cho tới cuối Thế Chiến II.

Khám phá lớp sơn đặc biệt đã bảo vệ mạng sống lính Mỹ trong Thế Chiến II

Thêm tài liệu nói về sơn đặc biệt M5

Lớp sơn đặc biệt được quét lên nhiều dạng bề mặt khác nhau, và khô trong vòng 5 giờ. Sau đó, trong vòng một tháng, lớp sơn sẽ chuyển sang đỏ nếu nó gặp chất độc khí mù tạc (tuy nhiên văn bản lịch sử ở trên có nói là sơn có thể hoạt động tới 6 tháng). Một số nguồn online có khẳng định rằng lớp sơn không hiểu giúp phát hiện khí mù tạc, và mà còn chất độc liuzit lẫn chất độc thần kinh.

Sử dụng sơn để phát hiện vũ khí hóa học là một điều rất quan trọng trong chiến tranh, bởi một số chất độc như khí mù tạc, vốn có mùi đặc trưng, có thể khiến nạn nhân mất đi khứu giác “chỉ sau một vài hơi thở và rồi không thể nhận ra mùi đó được nữa.” Do vậy, lớp sơn đặc biệt là một phương pháp phát hiện khác ngoài việc ngửi mùi cho binh lính.

>>> NXT 360 - Humvee thế hệ tiếp theo được ra mắt

SourceTinXe