Các nước trên thế giới sử dụng xe ô tô khác biệt ra sao và lý do (P2)

| Thị trường
Xếp hạng 3.8 - 9 đánh giá

Liệu bạn có biết rằng ở Mông Cổ thì các xe lái tay phải và trái có thể đi chung đường? Hay xe hạng sang Đức tràn ngập đường phố Moscow, Nga?

Du lịch vòng quanh thế giới và bạn sẽ thấy các xu hướng và thói quen sử dụng ô tô rất độc đáo ở một số đất nước. Nguyên nhân là bởi chúng được định hình bởi các yếu tố địa lý và kinh tế cũng như bởi các kỹ sư và nhà thiết kế. Ví dụ, xe cỡ nhỏ bán tốt ở Nhật Bản bởi chính phủ khuyến khích những người đi xe máy mua chúng, trong khi nhiều người Mỹ lái SUV bởi họ sống ở miền quê thưa thớt dân số với các con đường thử thách và nhiên liệu giá rẻ.

Tiếp nối phần trước, chúng ta sẽ khám phá thói quen sử dụng xe đặc trưng ở những đất nước khác nhau trên thế giới và nguyên nhân tại sao.

Nhật Bản: Người lái xe nhỏ có nhiều lợi thế

Các nước trên thế giới sử dụng xe ô tô khác biệt ra sao và lý do (P2)

Các luật lệ dành cho xe “kei” của Nhật Bản đã được ban hành trong năm 1949 để giải quyết một vấn đề quan trọng: sự thiếu không gian. Để đủ tiêu chuẩn trở thành xe kei, một phương tiện cần phải đạt đủ quy định về kích thước, trọng lượng và hạn chế động cơ được vạch ra bởi chính phủ địa phương. Chúng thường có dáng vẻ tí hon và không được mạnh lắm, một điều hoàn toàn ổn ở một quốc gia như Nhật Bản, nhưng chúng có thể lấy nhiều hình dáng khác nhau bao gồm van, off-road, coupe và cả mui trần.

Trung Đông: Người lái xe thích ô tô Mỹ

Các nước trên thế giới sử dụng xe ô tô khác biệt ra sao và lý do (P2)

Trên phương diện nhìn ngắm xe, một số phần của Trung Quốc sẽ mang tới cảm giác như một bãi đỗ xe điển hình ở vùng Trung tây Mỹ. Những tài xế ở đây vô cùng thích các mẫu (và thông số kỹ thuật Mỹ), đặc biệt là SUV và xe du lịch cỡ lớn. Gọi một chiếc Uber ở Manama, Bahrain, và tài xế của bạn có khả năng cao là xuất hiện trong một chiếc Ford Flex hơn là Focus.

Mông Cổ: Phương tiện lái tay phải và trái đi chung đường

Các nước trên thế giới sử dụng xe ô tô khác biệt ra sao và lý do (P2)

Người Mông Cổ lái xe bên phải đường, giống như ở Mỹ và nhiều nơi khác trên thế giới, thế nhưng gần 48% tất cả số phương tiện được đăng ký ở Mông Cổ (và gần 55% số xe ở thủ đô, Ulaanbaatar) là lái tay phải. Đó là bởi vì nhiều phương tiện được nhập khẩu từ các thị trường lái tay phải như Nhật Bản và Hồng Kông.

Các phương tiện lái tay phải và trái đi chung đường đúng là hỗn loạn và nguy hiểm như chúng ta có thể tưởng tượng; 64,4% các vụ tai nạn giao thông trong năm 2015 ở quốc gia này là có liên quan tới một xe lái tay phải. Trong năm 2017, Mông Cổ đã bắt đầu tìm kiếm phương pháp hạn chế nhập khẩu xe lái tay phải giá rẻ.

Na Uy: Xe điện thống trị

Các nước trên thế giới sử dụng xe ô tô khác biệt ra sao và lý do (P2)

Đến với Na Uy và bạn sẽ thấy xe điện cực kỳ phổ biến. Chính phủ địa phương đã bắt đầu khuyến khích xe điện trong năm 1990 bằng cách loại bỏ thuế nhập khẩu/mua xe trên các mẫu xe chạy pin. Trong năm 2018, danh sách lợi ích còn bao gồm một mức thuế đường hàng năm thấp hơn, miễn phí cầu đường, miễn phí đỗ xe và cho phép đi vào làn xe buýt.

Na Uy khẳng định rằng các khoản lợi ích tuyệt vời là lý do số 1 khiến người mua lựa chọn lái xe điện. Ngoài ra, một nguyên khác nữa là giá điện ở Na Uy cũng rất rẻ nhờ hệ thống thủy điện. Khoảng ¼ số xe đăng ký ở Na Uy là chạy bằng điện, chủ yếu là ở trong hoặc gần các thành phố lớn như Oslo và Bergen.

Nga: Xe Đức tràn ngập đường phố Moscow

Các nước trên thế giới sử dụng xe ô tô khác biệt ra sao và lý do (P2)

Số lượng xe sang di chuyển trên đường phố thủ đô nước Nga là ngày một tăng. Ở nhiều phần của thành phố, số lượng xe Đức (đặc biệt là từ Mercedes-Benz và BMW) còn nhiều hơn Lada; bạn có khả năng thấy một chiếc GLE cao hơn một chiếc Niva. Tỷ lệ xe Đức-Nga dần dần thay đổi khi bạn tiến dần về các miền quê nước Nga.

Tây Ban Nha: Người lái xe có truyền thống quay lưng với hatchback

Các nước trên thế giới sử dụng xe ô tô khác biệt ra sao và lý do (P2)

Người mua xe mới ở các thị trường như Pháp và Ý đã có xu hướng đổ về hatchback kể từ những năm 1960 nhưng kiểu thân vỏ này không hề cất cánh ở Tây Ban Nha. Trong thập niên 1970’, Renault đã ra mắt một biến bản ba-khoang của mẫu 5 với tên gọi là 7 trong nỗ lực gia tăng thị phần tại thị trường địa phương của họ. Mẫu xe này đã được chế tạo và bán độc quyền ở Tây Ban Nha.

Gần đây, Citroën đã bán một phiên bản C4 ba-khoang mang tên C-Elysée ở Tây Ban Nha trước khi quyết định bổ sung nó vào danh mục sản phẩm ở Pháp.

Thụy Điển: 15 tuổi được lái tự chế

Các nước trên thế giới sử dụng xe ô tô khác biệt ra sao và lý do (P2)

Trong khi Volvo chưa bao giờ chế tạo mẫu 240 làm xe bán tải, nhưng có tới hàng trăm chiếc tự chế như ảnh trên chạy quanh Thụy Điển với khoang lái 2 chỗ và một thùng chở hàng phía sau. Chúng được phân loại là máy kéo bởi một luật lệ cũ cả trăm năm rồi và bất cứ ai từ 15 tuổi trở nên được phép lái chúng.

Không chỉ có mẫu 240, mà bất cứ thứ nào cũng có thể được mang ra chặt bớt phía và chế lại theo dáng vẻ này. Điều quan trọng nhất ở đây là, để được phân loại là máy kéo, các chiếc xe phải được độ lại để đảm bảo chúng không thể vận chuyển quá hai hành khách, trang bị với một thùng chở hàng và có gắn chỗ móc xe moóc. Chúng cũng không được phép chạy qua 48 km/h nữa.

Anh Quốc: Một trong những thị trường mê xe mui trần nhất

Các nước trên thế giới sử dụng xe ô tô khác biệt ra sao và lý do (P2)

Xe mui trần phổ biến hơn ở Anh Quốc so với Pháp, Ý, và Tây Ban Nha. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Citroën trong năm 2013 đã tôn vinh Elmbridge ở phía nam nước Anh là thủ đô mui trần của Anh Quốc. Có tới hơn 5.300 chiếc mui trần được đăng ký ở khu vực đó, một số liệu thống kê biểu thị rằng cứ 25 người thì lại có một chiếc mui trần. Cùng nghiên cứu này cũng hé lộ rằng xe mui trần chiếm 3,1% toàn bộ số xe ở Anh Quốc, một con số thống kê cao bất ngờ.

Anh Quốc: Hatchback hiệu suất cao đươc săn lùng

Các nước trên thế giới sử dụng xe ô tô khác biệt ra sao và lý do (P2)

Các công ty đang có sản xuất hatchback hiệu suất cao công nhận Anh Quốc là một trong những thị trường quan trọng nhất của họ. Phân khúc này đã bắt đầu bùng nổ trong giai đoạn đầu những năm 1980. Trong năm 1983, gần ¼ tổng số Volkswagen Golf được bán ở Anh Quốc là phiên bản GTI. Cơn sốt hatchback hiệu suất cao cũng đã lây sang những người mê xe ở những thị trường khác trong thập niên 1980 nhưng nó đã nguội xuống trong thập kỷ sau đó, ngoại trừ người mua ở Anh Quốc.

Đó là lý do tại sao Peugeot đã phát triển mẫu 306 Rallye độc quyền cho thị trường Anh Quốc. Những người mê xe ở đây tiếp tục mua nhiều hatchback hiệu suất cao hơn những nơi khác trong năm 2018.

Mỹ: Ba mẫu xe bán chạy nhất đều là bán tải

Các nước trên thế giới sử dụng xe ô tô khác biệt ra sao và lý do (P2)

Tình yêu của nước Mỹ với xe bán tải vẫn nồng nàn như ngày nào. Trong năm 2018, ba mẫu xe bán chạy nhất là Ford F-Series (909.330 chiếc), bán tải Ram (536.980 chiếc) và Chevrolet Silverad (531.158chiếc). Trong số, F-Series – một cái tên bao gồm cả F-150 và các mẫu bán tải hạng nặng như F-250 – đã dẫn đầu bảng xếp hạng doanh số trong 42 năm liên tiếp.

Nguyên nhân chính ở đây là xe bán tải phù hợp với bối cảnh kinh tế Mỹ, vừa có thể làm công cụ lao động, vừa làm phương tiện chở cả gia đình đi chơi cuối tuần được. Bên cạnh đó, giá nhiên liệu ở Mỹ cũng rẻ hơn đáng kể so với nhiều nơi khác trên thế giới.

Mỹ: Không phải xe nào cũng cần kiểm tra

Các nước trên thế giới sử dụng xe ô tô khác biệt ra sao và lý do (P2)

Ở Mỹ, các hạt có thẩm quyền quyết định các chiếc xe có cần vượt qua kiểm tra khí thải và an toàn hàng năm hay không. Một số hạt tạo ngoại lệ dành cho các phương tiện ở độ tuổi nhất định trong khi một số khác đã loại bỏ khâu kiểm tra. Thậm chí có các bang không bao giờ cần kiểm tra bất kể loại xe, độ tuổi của xe hay số nhiên liệu nó đốt như Michigan, Montana và North Dakota.

SourceTinXe