Các nước trên thế giới sử dụng xe ô tô khác biệt ra sao và lý do (P1)

| Thị trường
Xếp hạng 4.2 - 9 đánh giá

Mỗi nơi trên thế giới lại có một thói quen sử dụng xe ô tô khác nhau và biết được điều đó sẽ giúp các nhà sản xuất dễ dàng thâm nhập vào từng thị trường hơn.

Du lịch vòng quanh thế giới và bạn sẽ thấy các xu hướng và thói quen sử dụng ô tô rất độc đáo ở một số đất nước. Nguyên nhân là bởi chúng được định hình bởi các yếu tố địa lý và kinh tế cũng như bởi các kỹ sư và nhà thiết kế. Ví dụ, xe cỡ nhỏ bán tốt ở Nhật Bản bởi chính phủ khuyến khích những người đi xe máy mua chúng, trong khi nhiều người Mỹ lái SUV bởi họ sống ở miền quê thưa thớt dân số với các con đường thử thách và nhiên liệu giá rẻ.

Chính vì lẽ đó, chúng ta sẽ cùng đi một vòng thế giới và xem các xu hướng sử dụng ô tô khác biệt nhau kèm lý do tại sao.

Úc: Ute trường thọ

Các nước trên thế giới sử dụng xe ô tô khác biệt ra sao và lý do (P1)

Trong nhiều thập kỷ, nước Úc vẫn đứng vững trong vai trò quốc gia duy nhất còn sản xuất ute. Ute là những mẫu xe bán tải chế tạo dựa trên xe du lịch mà có sự dễ chịu hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn so với các mẫu bán tải thông thường nhưng cũng có tính thực dụng tương đương. Chúng được chào bán theo dạng xe bán tải lao động “trơ xương”, hot rod và bất cấu hình nào ở giữa. Ford và Holden thuộc sở hữu bởi GM đã cạnh tranh nhau quyết liệt cho phân khúc này sau khi Chrysler rời bỏ cuộc chơi.

Các mẫu ute đã được thiết kế, chế tạo và bán độc quyền ở nước Úc. Phân khúc đặc biệt này đã đóng lại khi việc sản xuất xe Úc bị chết vào cuối năm 2017, bởi sự kết hợp của các nguyên nhân như khẩu vị thị trường thay đổi và giá trị tiền tệ khiến nhập khẩu rẻ hơn và xuất khẩu đắt hơn.

Bahrain: Trang trí sọc trên SUV vẫn phổ biến

Các nước trên thế giới sử dụng xe ô tô khác biệt ra sao và lý do (P1)

Lái xe ở Bahrain và bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy một lượng lớn xe trên đường có màu trắng. Các nhà sản xuất xe, điển hình là Toyota, và các công ty thị trường ngoài vẫn chào bán các tấm trang trí sọc và miếng dán, một xu hướng đã hết thời ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới trong thập niên 1980’. Nó là một cách để bổ sung chút màu sắc lên một chiếc xe du lịch hoặc bán tải mà không phải tiến hành sơn màu tối và khiến khoang lái nóng hơn trong mùa hè.

Bahrain: Nhiều lỗi giao thông có thể khiến bạn vào tù

Các nước trên thế giới sử dụng xe ô tô khác biệt ra sao và lý do (P1)

Bahrain cũng là quốc gia có một số luật lệ lái xe nghiêm khắc nhất trên hành tinh. Các tài xế bị bắt vượt đèn đỏ có thể ngồi tới 6 tháng trong tù bên cạnh việc trả tiền phạt. Vượt quá tốc độ giới hạn 30% có thể bị trừng phạt bằng thời gian 1-3 tháng trong tù; thậm chí người lái mô tô đi nhanh hơn 30% tốc độ giới hạn có thể đối mặt với 6 tháng, và đương nhiên là chưa kể đến chuyện còn bị phạt tiền nữa.

Brazil: Hầu hết xe chạy bằng ethanol

Các nước trên thế giới sử dụng xe ô tô khác biệt ra sao và lý do (P1)

Brazil chạy bằng cây mía chứ không phải dầu hỏa. Nhiên liệu ethanol dựa trên cây mía đã bắt đầu trở nên phổ biến trong vai trò nhiên liệu dành cho xe ô tô trong thập niên 1970’, và trong năm 2018, nhiên liệu xăng được bán ở đất nước này phải chứa ít nhất 25% ethanol. Một số xe chạy trên ethanol thuần chất, nhưng các phương tiện đa dạng nhiên liệu có thể chạy bằng cả ethanol, xăng, hoặc hỗn hợp cả hai thì cũng rất phổ biến trên đường phố Brazil.

Trung Quốc: Người mua không thích mùi xe mới

Các nước trên thế giới sử dụng xe ô tô khác biệt ra sao và lý do (P1)

Các người mua Trung Quốc có khả năng tránh xa khỏi một chiếc xe mới bởi vì nó có mùi khó ngửi hơn là bởi vì nó tiêu thụ nhiên liệu quá nhiều, dựa theo các nhà phân tích thị trường. Nói rõ ràng hơn, họ không thể chịu nổi mùi xe mới điển hình – một thứ được ao ước ở hầu hết nơi khác – và các công ty xe đang phải nổ lực loại bỏ nó khởi những chiếc xe mà họ muốn bán ở thị trường địa phương. Ví dụ hãng Ford phải thuê các chuyên gia ngửi mùi can thiệp vào quá trình phát triển để ngửi từng bộ phận của xe và chỉ ra bộ phận nào cần khử mùi.

Trung Quốc: Nhà sản xuất xe số 1 thế giới

Các nước trên thế giới sử dụng xe ô tô khác biệt ra sao và lý do (P1)

Trung Quốc đã trở thành nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới trong năm 2017. Đất nước này đã làm ra 29.015.434 chiếc xe và phương tiện thương mại; con số đó nhiều hơn Mỹ, Nhật Bản và Đức cộng lại. Nước Mỹ đã hoàn thành năm đó ở vị trí thứ hai cách xa với 11.189.985 chiếc xe du lịch và xe tải.

Pháp: Dầu diesel vẫn vô cùng phổ biến

Các nước trên thế giới sử dụng xe ô tô khác biệt ra sao và lý do (P1)

Có đến 61,6% của 39 triệu chiếc xe mới và cũ được đăng ký ở Pháp trong đầu năm 2017 chạy bằng dầu diesel, dựa theo số liệu thông kế cung cấp bởi chính phủ nước này. Con số đó đã giảm một chút kể từ khi đạt đỉnh 62,4% trong năm 2015, và được mong đợi tiếp tục giảm xuống trong thời gian tới, nhưng diesel còn lâu mới chết trên đường phố Pháp. Chính phủ Pháp đã hé lộ kế hoạch cho một mức thuế lên xe chạy diesel để thử nghiệm và giảm bớt tỷ lệ sử dụng nhiên liệu này, nhưng nó đã gây nên một sự phẫn nộ đối với các lái xe nước này.

Pháp: Người không có bằng lái vẫn có thể lái xe

Các nước trên thế giới sử dụng xe ô tô khác biệt ra sao và lý do (P1)

Pháp cũng là một trong số vài quốc gia cho phép người lái xe không cần đến một bằng lái xe thông thường để lái cái mà luật lệ địa phương gọi là xe 4 bánh gắn động cơ. Để đạt tiêu chuẩn làm xe 4 bánh kiểu này, một chiếc xe phải được trang bị với một động cơ không sản sinh hơn 8,15 mã lực và không được phép chạy nhanh hơn 48 km/h.

Đồng thời, các nhà sản xuất cần phải để tâm tới cả sự hạn chế trọng lượng xe nữa. Họ thường sử dụng các phụ tùng tiêu chuẩn để tiết kiệm tiền trong quá trình phát triển, điều thi thoảng dẫn tới những thiết kế có kích thước hài hước. Nằm ở phía nam của Lyon, Pháp, Aixam là một trong những nhà sản xuất xe 4 bánh nhẹ cân hàng đầu châu Âu và có chào bán đủ dạng sản phẩm từ cơ bản cho tới táo bạo.

Đức: Người mua vẫn yêu wagon

Các nước trên thế giới sử dụng xe ô tô khác biệt ra sao và lý do (P1)

Touring, Variant, Avant, Combi hoặc cái tên gì khác. Cho dù các nhà sản xuất gọi những mẫu station wagon của họ là gì đi nữa, người đi cũng sẽ mua chúng. Đức là một trong những pháo đài cuối cùng của kiểu thân vỏ này, trong khi thị phần của nó đang giảm dần ở những nơi khác trên địa cầu bởi sự gia tăng của SUV. Hiện tại, phân khúc này vẫn giữ ổn định ở Đức, đại diện 19% thị trường xe mới trong năm 2019, giảm nhẹ từ 21% trong năm 2002.

Đức: Hết nhiên liệu trên Autobahn có thể bị phạt

Các nước trên thế giới sử dụng xe ô tô khác biệt ra sao và lý do (P1)

Để ý tới nhiên liệu xe của bạn nếu bạn muốn khám phá hết tốc lực của nó trên quãng đường không giới hạn tốc độ của Autobahn tại Đức. Hết nhiên liệu được coi là một lỗi con người có thể tránh được và cảnh sát địa phương sẽ không do dự xuất vé phạt nếu họ thấy ai đó đi bộ bên cạnh đường cao tốc với một lon nước giải khát trong tay.

(còn tiếp)

SourceTinXe