So sánh bộ phun xăng điện tử FI và bộ chế hòa khí truyền thống
Hệ thống phun xăng điện tử tiên tiến có mọi ưu điểm có thể đánh bại chiếc chế hòa khí cổ điển và cồng kềnh bởi hiệu năng, khả năng tiết kiệm nhiên liệu và sự hiện đại của nó.
Hiện nay các loại xe từ lớn đến nhỏ trên thị trường xe đều được trang bị bộ phận được mang tên FI (Fuel Injection) được dịch ra là hệ thống phun xăng điện tử. Như vậy hệ thống này có gì hiện đại và cải tiến hơn so với chế hòa khí trên xe ? Nó đóng góp nhiệm vụ gì và hoạt động ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Cách tạo hỗn hợp không khí – nhiên liệu
Ở Bộ Chế Hòa Khí, quá trình tạo hỗn hợp không khí và nhiên liệu như sau. Gió được hút vào từ một họng gió phía sau chế hòa khí và có tiết diện gió vào hẹp dần, được thiết kế theo hình cái phễu qua một cửa xoay bằng kim loại được gọi là "bướm ga". Khi kéo ga thì bướm ga sẽ được mở ra cho không khí hút vào buồng dốt, lúc này, xăng sẽ được hút từ buồng chưa có phao xăng và zicler. Phao xăng có nhiệm vụ kiểm soát lượng xăng có trong phễu chứa của chế hòa khí, Zicler đảm nhiệm nhiệm vụ đưa 1 lượng xăng nhất định đã được căn chỉnh theo nấc và độ lớn của Zicler vào đường gió. Lúc này xăng sẽ được bơm vào buồng đốt cùng với không khí tạo nên hỗn hợp xăng gió. Do xăng nhẹ và rất dễ bay hơi, được hút ra họng khuyết tán là nơi có áp suất chân không, được xé nhỏ bởi dòng không khí và khi vào trong xilanh được sấy nóng bởi các chi tiết và khí sót nên gần cuối quá trình nén hòa khí có thể coi là đồng nhất.
Cơ chế hoạt động của bộ chế hòa khí
Còn với bộ phun xăng điện tử thì công việc này đơn giản hơn rất nhiều bởi một bộ bơm xăng và kim phun. Khi kéo ga, bộ bơm xăng điện tử được kích hoạt bơm xăng thẳng vào buồng đốt qua đầu kim phun. Do được phun ra với áp suất cao và định lượng chính xác bằng điện tử qua một đầu kim phun tạo sương nên xăng được xé nhỏ, bay hơi và hòa trộn với không khí rất tốt tạo thành hòa khí hút vào buồng đốt.
Cơ chế hoạt động của kim phun điện tử
Ưu, nhược điểm động cơ phun xăng so với động cơ dùng bộ chế hòa khí
1. Ưu nhược điểm của chế hòa khí
Một bộ chế hòa khí cơ bản
+ Hệ thống cung cấp nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí về cơ bản có ưu điểm là cấu tạo đơn giản, giá thành thấp hơn so với hệ thống phun xăng điện tử và cho cảm giác về độ giật, độ bốc của máy lớn hơn. Có khả năng tùy chỉnh bằng tay trong nhiều trường hợp, dễ dàng sửa chữa và căn chỉnh, nhất là trong các điều kiện khắc nghiệt,
+ Về nhược điểm thì các mạch xăng ở các chế độ làm việc của động cơ được điều khiển hoàn toàn bằng cơ khí ở bộ chế hòa khí, do đó thành phần hỗn hợp không được tối ưu. Lúc này thường xảy ra các hiện tượng thừa hoặc thiếu xăng vào buồng đốt. Bộ chế hòa khí do được canh chỉnh cơ nên sẽ có những thởi điểm vật liệu bị "mỏi" nhất là với zicler hoặc phao xăng khiến lượng xăng vào không đồng đều dẫn đến các hiện tượng thiếu hoặc thừa xăng gây tốn nhiên liệu và hay gây ra hiện tượng ngộp xăng khó nổ. Bộ chế hòa khí khi lắp vào xe trông khá cồng kềnh và rắc rối khi có các ống xăng phụ.
Xem thêm:
>>> So sánh nhanh Honda SH 150 và Honda SH 125
>>> Cách xử lý khi xe mô tô bị quẫy đầu ở 200km/h
>>> 4 giai đoạn và 3 phương pháp rốt-đa giúp xe của bạn hoạt động bền bỉ
2. Ưu nhược điểm bộ phun xăng điện tử
Kim phun điện tử nhỏ gọn
So với bộ chế hoà khí, hệ thống phun xăng điện tử có nhiều ưu điểm như:
+ Tiết kiệm nhiên liệu: Trong hệ thống phun xăng điện tử mỗi xilanh đều có riêng một vòi phun, các vòi phun này lại được điều khiển bởi bộ xử lý trung tâm nhờ vậy các xilanh động cơ được cung cấp lượng xăng đồng đều ở bất kỳ chế độ hoạt động nào của động cơ giúp xe ổn định và không có hiện tượng ngộp xăng nên những khi đổ xe hoặc xe đột ngột chết máy thì không có tình trạng khó nổ hoặc phải kéo le gió.
+ Việc cung cấp lượng nhiên liệu ổn định và đều đặn giúp chiếc xe có thể vận hành êm ái và nhẹ nhàng hơn. Điều này sẽ giúp bộ máy hoạt động bền bỉ hơn trong thơi gian dài.
+ Hệ thống phun xăng điện tử có khả năng đáp ứng việc cung cấp nhiên liệu cho động cơ ở tất cả các chế độ và tải trọng thay đổi khác nhau của động cơ một cách nhanh chóng, nhờ vào khả năng của bộ điều khiển trung tâm ECU chỉ huy vòi phun phun xăng vào đường ống nạp trong thời gian nhỏ nhất. Nhưng nó cũng có nhược điểm là cấu tạo phức tạp, việc bảo dưỡng sửa chữa khó khăn, giá thành cao.
Kim phun khi hoạt động
Độ nhạy khi khởi động xe của bộ chế hòa khí và phun xăng điện tử
Với bộ chế hòa khí, khi khởi động xe ở nhiệt độ thấp (nhất là trong những ngày mùa đông ở miền Bắc), nhiên liệu trong xe sẽ bám trong thành xi lanh và bị ngưng tụ trên các thành này, do đó, trong hệ thống bướm gió của xe sẽ có trạng thái hỗn hợp nghèo, do đó khó khởi động động cơ. Vì thế cần có một giai đoạn gọi là “làm ấm động cơ”, khi động cơ được làm ấm, thì hệ thống bướm gió mới trở về trạng thái bình thường do xăng bám trên thành xi lanh cháy hết và được đẩy ra ngoài, khi này việc khởi động máy sẽ được thực hiện dễ dàng hơn.
Trong khi đó, hệ thống phun xăng điện tử lại cung cấp chế độ làm việc hơn, ngay cả trong khi nhiệt độ môi trương xuống thấp, động cơ phun xăng điện tử không cần hiệu chỉnh bướm gió, mà việc bàn làm chỉ là xoay chìa khóa đợi bộ phun xăng làm việc và khởi động máy ngay lập tức. Vì thế mà nói về độ nhạy khi khởi động máy, hệ thống phun xăng điện tử tốt hơn bộ chế hòa khí rất nhiều.
Kết luận
Hệ thống phun xăng điện tử tiên tiến có mọi ưu điểm có thể đánh bại chiếc chế hòa khí cổ điển và cồng kềnh bởi hiệu năng, khả năng tiết kiệm nhiên liệu và sự hiện đại của nó. Không phải không có lý do mà các hãng xe luôn đánh giá cao và đang dần tích hợp hệ thống phun xăng điện tử vào hầu hết các loại xe mới ra mắt của mình để hướng tới những chiếc xe có khả năng sử dụng tốt hơn, tránh gây phiền hà cho người sử dụng nhất.