10 cái "khổ" chỉ người chơi xe phân khối lớn mới hiểu

| Thị trường
Xếp hạng 3.1 - 37 đánh giá

Cảm giác lúc được hạy xe phân khối lớn thực sự rất sướng, nhưng đằng sau cái sướng đó cũng có nhiều nỗi khổ mà không phải ai cũng hiểu.

Ngày nay, lượng người chơi xe (PKL) ngày càng đông đảo và số lượng xe được nhập về bán tại nước ta là rất lớn. Với những người chơi xe ắt hẳn họ cũng phải là những người có điều kiện để chơi. Bởi vậy khi mọi người nhìn vào thường có những bình luận như “thằng này sướng nhỉ có tiền mua PKL” Họ nói cũng có lý vì “sướng” thì sướng thật nhưng vẫn có những cái “khổ” nằm trong đó.

Và có những “nỗi khổ” mà chỉ người chơi PKL mới thấu hiểu khi sở hữu và sử dụng dòng xe đặc biệt này. Sau đây  tôi xin được liệt kê 10 “nỗi khổ” khi sử dụng xe phân khối lớn để bạn đọc biết và có thể thông cảm hơn cho họ.

1. Đi xe PKL như ngồi trên cái lò lửa

10 cái

Nhiệt lượng tỏa ra khi khối động cơ của một chiếc phân khối lớn là rất cao, trung bình sau 10 đến  15 phút hoạt động sẽ đạt ngưỡng từ 75 cho đến 85 độ C tùy vào nhiệt độ môi trường và điều kiện hoạt động. Hơn nữa, với điều kiện thời tiết như ở Việt Nam thì việc chạy xe vào mùa hè là một cơn ác mông. Chính bản thân tôi đã từng sở hữu 1 chiếc Ducati Monster 795 khi sử dụng để đi lại trong giờ tan tầm. Chỉ trong 10’ tắc đường chiếc xe đã lên tới vạch nhiệt thứ 4 tương đương với gần 135 độ C và phả ra hơi rất nóng vào đùi và chân khiến khu vực này bỏng rát và hơn nữa về lâu dài có khả năng ảnh hưởng đến sinh lý.

2. Tắc đường là ác mộng của xe PKL

10 cái

Ắt hẳn trong chúng ta nếu sinh sống tại các đô thị lớn cũng sẽ phải chịu đựng nạn tắc đường rất nhiều lần. Với người chơi xe xe PKL thì việc chịu đựng này cũng phải gấp đôi ba lần. Tắc đường gây ra rất nhiều phiền toái cho dân PKL như nóng máy quá nhiệt, phải vần một chiếc xe nặng hơn 2 tạ, bóp nhả côn liên tục và xót xa nhất là khi va quệt do đường quá đông là khó tránh khỏi.

Xem thêm:

>>> Dung tích dầu máy của Ducati Monster: Sách nói 3,7L, thực tế đổ 2,7 lít đã đầy

>>> Đánh giá "Sư tử con" Benelli Leoncino 2018: Những cảm nhận ở 1.000km đầu tiên

>>> Giá xe Kawasaki Ninja 400 2018 ở Việt Nam rẻ hơn Ấn Độ

3. Mũ bảo hiểm luôn phải mang bên mình

10 cái

Với người chơi xe PKL, đồ bảo hộ là những thứ đồ rất giá trị và cần thiết. Những chiếc mũ bảo hiểm là cần thiết hơn cả. Nhưng khổ nỗi những chiếc mũ đắt tiền và quan trọng ấy lại rất dễ bị kẻ gian nhăm nhe “nhảy” mất. Vì thế mà dù đi đâu làm gì với chiếc xe như đi Café, xem phim hay thậm chí đi vệ sinh các “biker”  cũng phải luôn kè kè chiếc mũ của mình bên cạnh vì “sợ mất” hoặc sắm riêng một chiếc khóa cho chiếc mũ như biker này.

10 cái

4. Mất tình làng nghĩa xóm khi đi xe PKL

10 cái

“Thằng abc nó về đấy ầm ầm mất trật tự”; “Xe tăng hay xe thồ mà ồn ào thế hả cháu”;”Cháu nó đang ngủ có ý thức đi anh”…v..v Chắc không ít các biker đã nghe những lời phàn nàn trên từ hàng xóm khi chiếc xe của mình có những lon pô với tiếng “khủng”. Việc mất trật tự và ồn ào là có thật, tôi không phủ định điều này nhưng ít ai biết những chiếc PKL cần có những lon pô như vậy để làm gì?

Thứ nhất là tăng cảm giác hưng phấn khi điều khiển xe, Thứ hai là để “dẹp loạn”, những chiếc PKL khi di chuyển với tốc độ cao thì còi không còn là giải pháp tối ưu để thông báo cho những người đi trước hay người dân hai bên đường. Vì thế mà tình làng nghĩa xóm ngày một xa cách hơn khi họ chưa hiểu nhau. Mặt khác, các biker với tiếng pô to cũng nên tránh ga lớn trong các con ngõ hay đường nhỏ để không bị "kì thị".

5. Gửi xe PKL là một cực hình

10 cái

Với người chơi PKL, việc gửi chiếc xe thân yêu của mình ở đâu và gửi như thế nào là một vấn đề nan giải khi muốn vào phố đi bộ hay phố cổ. Rất nhiều hàng gửi xe quanh những khu vực vui chơi giải trí công cộng này cứ thấy bóng dáng xe to, xe pkl là như một thói quen dù còn rất nhiều chỗ trống thì câu trả lời cũng là “hết chỗ”; “không nhận” hoặc nếu nhận giá sẽ gấp đôi gấp ba xe bình thường và nếu có may mắn được nhận thì bước lấy xe và dắt xe ra cũng khá là khó khăn, dễ va quệt.

6. Dắt xe PKL cũng là một trải nghiệm khó quên

10 cái

Một chiếc xe phân khối lớn với khối lượng khủng từ 2 tạ trở lên thì việc dắt những chiếc xe này ra vào nhà hay bất kì lúc nào cũng là một “thử thách” với người Việt do thể trạng nhỏ bé. Và nếu không may trong quá trình dắt xe hay chống nghiêng rất dễ gây đổ xe và bị xe đè nếu không đúng kỹ thuật.

7. Tốn kém khi chăm sóc và bảo dưỡng xe PKL

10 cái

Để chăm sóc và bảo dưỡng một chiếc xe Phân khối lớn thì chủ xe phải quan tâm đến rất nhiều thứ như dầu nhớt, nước mát, nhông xích, vành lốp hay dàn áo. Những thứ ấy với chiếc PKL là rất cần thiết khá tốn kém, chưa kể các chi phí khác như tiền xăng xe, gửi xe, hư hỏng phát sinh hay đồ bảo hộ. Từ đó, có thể thấy để chăm sóc và “nuôi” được một chiếc xe phân khối lớn, bạn phải bỏ ra một khoản chi phí khá lớn.

8. Muốn đổi xe mới sau mỗi lần đi thử xe PKL

10 cái

Đa số người chơi xe phân khối lớn hiện nay đều sẽ ít nhất quen một hội nhóm hoặc bạn bè có cùng sở thích. Như vậy ắt hẳn sẽ muốn trải nghiệm các dòng xe khác nhau từ những người quen này. Và cũng vì thế mà lòng ham muốn thường nảy sinh khi được thử những chiếc xe mạnh hơn, hoàn hảo hơn xe của mình. Bản thân tôi cũng đã từng thử xe của một người bạn và sau đó về đã "tương tư" mất mấy ngày và cảm thấy “chán” chiếc xe của mình.

9. Xe PKL không có cốp xe rộng

10 cái

Với những chiếc xe PKL thì việc mang rủng rỉnh đồ đạc áo mưa kính mũ hay thậm chí sách vở, mỹ phẩm như những chiếc xe ga là xa xỉ. Vì thế người chơi PKL thường mang theo mình những chiếc balo lỉnh kỉnh hoặc lắp những cặp thùng cồng kềnh gây mất thẩm mĩ cho xe. Có nhiều trường hợp dùng PKL đi chợ và treo đồ xung quanh chống đổ, gương với tay xách rất cồng kềnh và nguy hiểm.

10. Cứ mưa là bẩn từ đầu đến chân

10 cái

Một ngày đẹp trời bạn đang đi vi vu dạo chơi cùng “gấu” trên chiếc PKL thân yêu của mình thì bỗng một trận mưa ập đến, xe đã được cắt dè bỏ đuôi chắn bùn sau để “ngầu” hơn, vậy bạn làm gì ? Nếu là tôi tôi sẽ chuyển sang đi taxi hoặc xe ga để đảm bảo tính thẩm mĩ cho bản thân và người thân.

Khi điều khiển chiếc xe PKL trong điều kiện đường xá ướt át bẩn thỉu thì sẽ bị bắn bẩn hơn nhiều so với các loại xe khác do bản lốp lớn và không có cánh chắn bùn như các loại xe dân dụng. Và với các loại áo mưa thông thường thì không thể đáp ứng được người điều khiển xe PKL trong các trường hợp này mà phải cần đến các bộ đồ đi mưa chuyên dụng to và cồng kềnh.

Đó là 10 trong vô vàn những nỗi "khổ" mà dân đi xe phân khối lớn phải chịu đựng khi sử dụng thường xuyên mà từ đó mong các bạn sẽ có sự lựa chọn thông minh khi sử dụng chiếc xe của mình với những mục đích khác nhau trong cuộc sống hằng ngày.

SourceTinXe