[VIDEO] Cất cánh thành công máy bay trực thăng "made in Việt Nam" sử dụng động cơ xe đua F1
Chiếc trực thăng thứ hai được kỹ sư Bùi Hiển chế tạo đã cất cánh. Đây là cột mốc quan trọng nhất trong sự nghiệp chế tạo máy bay của kỹ sư 62 tuổi. Động cơ được ông sử dụng cho cho chiếc trực thăng thứ hai này là của chiếc xe đua F1 của Mỹ có công suất 17
Cận cảnh Máy Bay Trực Thăng dân sự hiện đại nhất tại Việt Nam
Airbus vén màn mẫu trực thăng H160 có ngoại hình tiên tiến nhất hiện nay
[VIDEO] Trải nghiệm Bombardier Global 6000 - Máy bay tư nhân hạng sang tại Hà Nội
Vào những ngày nay, kỹ sư Bùi Hiển (Bình Dương) cho biết ông đang nỗ lực tập lái cho đủ số giờ bay với chiếc máy bay thứ hai mà ông vừa hoàn thiện.
Được biết đến với biệt danh là “kỹ sư hai lúa”, “cha đẻ” của máy bay “made in Việt Nam” cho biết, sau một thời gian dài chỉnh sửa một số chi tiết, trong đó có cặp trục chính và động cơ, ông đã mang “siêu phẩm” thứ hai của mình ra thử nghiệm. Máy bay trực thăngđã bay được theo đúng kỳ vọng của ông và “ngầu” so với chiếc thứ nhất.
Ông Hiển cho biết: "Tôi đã tập được khoảng 15 giờ bay, còn hơn 15 giờ bay nữa mới đạt quy định của phi công tập lái. Điều này, cũng giúp tay lái cứng hơn, điều khiển phương tiện bay thuần thục, và dễ dàng hơn, giảm căng thẳng áp lực tinh thần. Sau đó, tôi sẽ tiếp tục nâng khoảng cách bay cao. Hiện nay, chủ yếu tôi tập bay treo, bay vòng quanh 1 điểm cố định, khoảng cách với mặt đất chừng 1 gang tay người lớn".
Video ghi cảnh kỹ sư Bùi Hiển đang tiến hành bay thử máy bay trực thăng tự "chế" của mình
Cũng theo ông, chi phí nhiên liệu để phục vụ cho việc đổ xăng máy bay mỗi lần mất khoảng 200.000 đồng/lần tập. Mỗi lần thử nghiệm ông sẽ kiểm tra rà soát những trục trặc có thể xảy ra của chiếc trực thăng, nhằm hoàn thiện máy bay một cách tốt nhất có thể.
Chiếc trực thăng được ông để lên càng bánh xe và được kéo bởi ô tô hạng nhẹ đến bãi đất trống rộng. Đây là một khu vực an ninh đảm bảo, vắng người và biệt lập với bên ngoài. Để việc thử nghiệm của mình có thể tiến hành suôn sẻ, ông thường bay vào buổi sáng, lúc thời tiết nắng ráo và ít gió.
“Ngày nào tôi thấy cơ thể hơi có vấn đề về sức khỏe là tôi nhất định không bay. Tôi chỉ bay khi nào tinh thần và sức khỏe ổn định, việc lái máy bay khác xa với việc lái ô tô hay những phương tiện khác".
Để có thể điều khiển được chiếc trực thăng này, ông đã sử dụng những kinh nghiệm từ những lần lái chiếc trực thăng thứ 1 trước đó. Ngoài ra, ông Hiển còn học hỏi thêm kinh nghiệm qua sách vở, hình ảnh, tư liệu và tư liệu trên mạng xã hội.
Ngoài ra, vị kỹ sư “nông dân” này cũng mong muốn được học trong phòng lái “ảo” dành cho phi công chuyên nghiệp. Vì như vậy sẽ bớt lo lắng, giảm căng thẳng tinh thần cũng như đảm bảo được an toàn hơn trước khi ra bay thật.
Nói về “đứa con” thứ hai của mình, kỹ sư Bùi Hiển cho biết, chiếc xe được ông tạo ra vào hồi tháng 9/2014, hoạt động theo cơ chế máy bay hai cánh quạt, cánh đơn hỗ trợ đuôi cá.
Trọng lượng chiếc trực thăng này nặng 340 kg, sử dụng động cơ xe đua công thức 1 của Mỹ với vận tốc 171 mã lực, tiêu tốn 15 lít nhiên liệu mỗi giờ, sử dụng xăng A92.
Máy bay có chiều dài 7,4m, cao 2,4m, chiều dài cánh chiều dài cánh quạt chính là 6,6 m và chiều dài cánh quạt phía sau là 1,1 m. Khung, cánh quạt bằng inox cao cấp, kính chắn gió chịu lực. Vận tốc tối đa khi bay đạt 200 km/giờ, trần bay dưới 500 m và tầm hoạt động liên tục trong 2 giờ khoảng 400 km.
Động cơ được trang bị hệ thống giải nhiệt của ô tô 2.0. Trọng lượng cất cánh có tải tối đa 500 kg. Kinh phí dành cho chiếc máy bay này hơn 500 triệu đồng.
Hải Anh (Theo VTC)