Hành trình khám phá Triều Tiên (phần 2): Hơi thở của Bình Nhưỡng

| Tin ảnh
Xếp hạng 4.3 - 9 đánh giá

Hành trình khám phá được bắt đầu từ trái tim của Triều Tiên - thủ đô Bình Nhưỡng, nhiều nét lạ lẫm đối với hầu hết du khách.

>> Hành trình ấn tượng khám phá Triều Tiên của thành viên Otofun (phần 1)

Bình Nhưỡng là thủ đô đồng thời cũng là thành phố lớn nhất của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên. Bình Nhưỡng nằm ở hai bên bờ sông Đại Đồng, là trụ sở của tất cả các tổ chức an ninh lớn của Triều Tiên. Thành phố này từng bị phá hủy đáng kể trong chiến tranh Triều Tiên và được xây dựng lại hoàn toàn theo một thiết kế phản ánh tầm nhìn của Kim II - Sung (Kim Nhật Thành). Ước mơ của Kim II - Sung là tạo ra một thủ đô có thể làm tăng tinh thần trong những năm sau chiến tranh - Một thủ đô rộng rãi và trật tự.

Xe của nhà tour đón đoàn tại ga là loại xe 24 chỗ Trung Quốc, tương tự xe county 24 chỗ ở Việt Nam. Đoàn chỉ có 6 khách nhưng có tới 2 hướng dẫn viên, một tiếng Việt, một tiếng Trung, kèm theo một lái xe. Vừa ra đến ô tô, hướng dẫn viên lập tức thu hộ chiếu của khách "Để đi nộp", điện thoại, internet cũng bị cắt hoàn toàn. Nhà tour khuyên du khách không nên mua sim, nếu cần có thể gọi điện về Việt Nam từ khách sạn, cước rất rẻ. Ở Bắc Triều Tiên, du khách có thể tiêu bằng USD, EUR, RMB thay vì cố gắng đổi tiền Triều Tiên.

Khách sạn đoàn anh Nghĩa ở cao hơn 3 chục tầng, được giới thiệu là "Xịn thứ hai ở Bình Nhưỡng". Khách sạn to, rộng rãi nhưng bên ngoài không có biển hiệu, bên trong cơ sở vật chất cũng đã cũ dần theo thời gian.

Cửa sổ phòng khách sạn của anh Đào Trọng Nghĩa và bạn nhìn thẳng ra con sông Đại Đồng.

(Sông Đại Đồng là sông dài thứ năm tại bán đảo Triều Tiên và là sông dài thứ hai tại Bắc Triều Tiên. Sông chảy qua thủ đô Bình Nhưỡng và cho phép tàu lớn vào sâu đến 65 km trong nội địa).

Hành trình khám phá Triều Tiên (phần 2): Hơi thở của Bình Nhưỡng

Lịch trình tại Bình Nhưỡng của đoàn: Bắt đầu từ Trung tâm triển lãm hữu nghị quốc tế - đến thăm chùa Phổ Hiền (ngôi chùa cổ vài trăm năm tuổi gần đó) - ghé thăm quê nhà của đồng chí Kim Nhật Thành - quảng trường Kim Nhật Thành - cuối cùng là trải nghiệm chặng tàu điện ngầm của Bình Nhưỡng.

Hành trình khám phá Triều Tiên (phần 2): Hơi thở của Bình Nhưỡng
Bình minh trên sông Đại Đồng.
Hành trình khám phá Triều Tiên (phần 2): Hơi thở của Bình Nhưỡng
Buổi sáng người dân Bình Nhưỡng đã tấp nập trên đường.
Hành trình khám phá Triều Tiên (phần 2): Hơi thở của Bình Nhưỡng
Khu nhà bên kia mới toanh, là khu hiện đại nhất Bình Nhưỡng, được nhà nước cấp cho các nhà khoa học.
Hành trình khám phá Triều Tiên (phần 2): Hơi thở của Bình Nhưỡng
Người dân xếp hàng trật tự đợi xe bus, không thấy tình trạng tụm năm tụm ba "chém gió", nói cười.
Hành trình khám phá Triều Tiên (phần 2): Hơi thở của Bình Nhưỡng
Các phương tiện công cộng tại Bình Nhưỡng lúc nào cũng đông kín người.
Hành trình khám phá Triều Tiên (phần 2): Hơi thở của Bình Nhưỡng
Sân vận động trong nhà, xây dựng năm 1973, sức chứa 20.000 người.
Hành trình khám phá Triều Tiên (phần 2): Hơi thở của Bình Nhưỡng
Khách sạn Ryugyong hình kim tự tháp ở Bình Nhưỡng (xây móng cách đây 30 năm, hiện tại vẫn chưa hoàn thiện và đưa vào sử dụng)
Hành trình khám phá Triều Tiên (phần 2): Hơi thở của Bình Nhưỡng
Tất cả chung cư, nhà cao tầng trước mặt đều sạch bong, cửa đều quay vào trong chứ không quay ra mặt đường
Hành trình khám phá Triều Tiên (phần 2): Hơi thở của Bình Nhưỡng
Một tiệm tạp hóa ven đường.
Hành trình khám phá Triều Tiên (phần 2): Hơi thở của Bình Nhưỡng
Cung văn hóa thiếu nhi.
Hành trình khám phá Triều Tiên (phần 2): Hơi thở của Bình Nhưỡng
Khải Hoàn Môn được xây dựng để kỷ niệm phong trào kháng chiến của người Triều Tiên trước Nhật Bản từ năm 1925 đến 1945, được xây dựng năm 1982 nhân kỷ niệm 70 năm ngày sinh cố lãnh tụ Kim Nhật Thành. Công trình được xây theo mẫu Khải Hoàn Môn của Pháp, gần chỗ mái vòm có các dòng chữ ghi một bài hát ca ngợi Kim Nhật Thành.
Hành trình khám phá Triều Tiên (phần 2): Hơi thở của Bình Nhưỡng
Tháp truyền hình Bình Nhưỡng

Nhà triển lãm hữu nghị Quốc Tế

Điểm dừng chân đầu tên của đoàn tại Bình Nhưỡng là Nhà triển lãm hữu nghị quốc tế, khu này cách thủ đô Bình Nhưỡng khoảng hơn 2 tiếng đi xe.

Hành trình khám phá Triều Tiên (phần 2): Hơi thở của Bình Nhưỡng
Đoạn đầu, bắt đầu đi vào khu triển lãm hữu nghị quốc tế
Hành trình khám phá Triều Tiên (phần 2): Hơi thở của Bình Nhưỡng
Vổng vào của khu triển lãm (du khách chỉ được chụp ảnh ở ngoài, không được chụp hình bên trong khu triển lãm).

Nhà triển lãm Hữu nghị quốc tế là nơi trưng bày hàng loạt hiện vật là quà tặng của các nhà lãnh đạo các nước dành cho cố Chủ tịch Kim Il-Sung, Kim Jong-il và nhà lãnh đạo hiện tại Kim Jong-un. Khu này có tổng cộng hơn 100 phòng trưng bày, bao gồm phòng quà tặng của các lãnh đạo các nước, phòng Trung Quốc, Liên Xô, Nhật, các nước XHCN, các nước Châu Phi....

Quà tặng của Trung Quốc chiếm gần quá nửa khu nhà Triển lãm Hữu nghị quốc tế này. Hoành tráng nhất có thể kể đến phòng trưng bày nguyên một chiếc chuyên cơ ngày xưa Liên Xô tặng Kim Nhật Thành, rồi toa tàu của Trung Quốc, xe bọc thép chở nguyên thủ của Stalin tặng. Lãnh đạo Việt Nam cũng có tặng quà sang Triều Tiên nhưng không nhiều. Tại một phòng trưng bày ảnh chụp các con vật hay cây cối, cô hướng dẫn chỉ vào một bức ảnh có 4 con voi và nói: "Đây là quà tặng của chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày đó tặng 2 con, hiện tại đã đẻ thêm 2 con nữa là thành 4".

Cuối cùng, đoàn vào thăm 3 gian phòng có đặt tượng sáp của vợ chồng ông Kim Il-Sung, Kim Jong-Il, cúi chào tượng sáp và kết thúc chuyến thăm khu nhà Triển lãm Hữu nghị quốc tế.

Đi thăm chùa Phổ Hiền

Chùa Phổ Hiền nằm rất gần nhà Triển lãm Hữu nghị quốc tế. Chùa xây dựng vào thế kỷ 11, sau đó được sửa chữa trùng tu lại nhiều lần do bom đạn chiến tranh. Quần thể chùa vẫn giữ được lại kiến trúc cổ kính khi xưa dù nhiều công trình bên trong được xây dựng lại bằng bê tông chứ không phải gỗ như trước.

Hành trình khám phá Triều Tiên (phần 2): Hơi thở của Bình Nhưỡng
Chùa được thiết kế nhiều cổng chạy dọc vào đến chùa chính.
Hành trình khám phá Triều Tiên (phần 2): Hơi thở của Bình Nhưỡng
Cồng thiên vương cũng có tượng ma gia tứ tướng, ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc.
Hành trình khám phá Triều Tiên (phần 2): Hơi thở của Bình Nhưỡng
Trước cửa điện chính có 1 người phụ nữ bán hương và hoa quả để vào lễ.
Hành trình khám phá Triều Tiên (phần 2): Hơi thở của Bình Nhưỡng
Tại chính điện, phật Thích Ca ở giữa, Văn Thù và Phổ Hiền ở hai bên rất giống với các chùa ở Trung Quốc.
Hành trình khám phá Triều Tiên (phần 2): Hơi thở của Bình Nhưỡng
Hành trình khám phá Triều Tiên (phần 2): Hơi thở của Bình Nhưỡng
Chùa khá vắng vẻ, không thấy ai cúng vái hay xì xụp lầm bầm xin xỏ gì.

Thăm quê lãnh tụ Kim Nhật Thành

Ở Bắc Triều Tiên ngoài trung tâm Bình Nhưỡng còn lại đường xá ở các nơi đều xấu. Đường quốc lộ vá chằng chịt, dù trên đường khá vắng vẻ, thỉnh thoảng lắm xe đoàn anh Nghĩa mới gặp được một xe đi ngược chiều.

Hành trình khám phá Triều Tiên (phần 2): Hơi thở của Bình Nhưỡng
Đường quốc lộ xuống cấp vá chằng chịt, dù xe cộ đi lại thưa thớt.
Hành trình khám phá Triều Tiên (phần 2): Hơi thở của Bình Nhưỡng
Đi qua khu triển lãm về vũ trụ của Triều Tiên.
Hành trình khám phá Triều Tiên (phần 2): Hơi thở của Bình Nhưỡng
Hình ảnh 2 lãnh tụ với nụ cười tươi rói hiện hữu khắp nơi.
Hành trình khám phá Triều Tiên (phần 2): Hơi thở của Bình Nhưỡng
Tranh tuyên truyền chống Mỹ cũng rất phổ biến

Đường đến quê của lãnh tụ Kim Il-Sung phải vòng ngược qua trung tâm Bình Nhưỡng. Ngay đoạn rẽ vào là bức ảnh phác họa cảnh gia đình tiễn ông ra đi tìm đường cứu nước (khi mới 13 tuổi).

Khung cảnh làng quê bình dị, hướng dẫn viên tỉ mỉ kể cho du khách nghe câu chuyện ngày xưa đồng chí Kim Il-Sung ở với ai, nghèo khổ, khó khăn như thế nào. Thấy đồng bào sống khổ quá đồng chí đã quyết tâm đi cứu nước ra sao...

Đi thử một chuyến tàu điện ngầm

Sau khi thăm quê nhà của lãnh tụ Kim Nhật Thành, cả đoàn lên xe quay về để đi thử tàu điện ngầm ở Bình Nhưỡng.

Hệ thống tàu điện ngầm trong thành phố Bình Nhưỡng được xây dựng từ khá sớm, vào năm 1973. Hệ thống tàu điện này nằm ở độ sâu 110 mét dưới lòng đất, có thiết kế giống như một hầm trú ẩn hạt nhân và phải mất tới 4 phút đồng hồ để đi thang cuốn lên mặt đất.

Hành trình khám phá Triều Tiên (phần 2): Hơi thở của Bình Nhưỡng
Khu vực cửa vào metro.
Hành trình khám phá Triều Tiên (phần 2): Hơi thở của Bình Nhưỡng
Cổng soát vé

Đường đi xuống ga tàu sâu và dài hun hút, lúc đứng chỗ thang cuốn đi xuống không khí rất tĩnh lặng, không hề nghe thấy tiếng xì xào.

Hành trình khám phá Triều Tiên (phần 2): Hơi thở của Bình Nhưỡng
Người dân Bắc Triều Tiên di chuyển trong khu vực ga tàu điện ngầm một cách trật tự .
Hành trình khám phá Triều Tiên (phần 2): Hơi thở của Bình Nhưỡng
Và đây là chiếc tàu điện đã được sử dụng qua mấy chục năm
Hành trình khám phá Triều Tiên (phần 2): Hơi thở của Bình Nhưỡng
Chỗ túm tụm đông người là điểm đọc báo công cộng.
Hành trình khám phá Triều Tiên (phần 2): Hơi thở của Bình Nhưỡng
Bất cứ công trình nào của Triều Tiên cũng không thể thiếu được hình ảnh lãnh tụ vui vầy cùng nhân dân
Hành trình khám phá Triều Tiên (phần 2): Hơi thở của Bình Nhưỡng
Trong khoang tàu lượng khách khá vắng, không chen chúc như các xe bus trên đường

Quảng trường Kim Nhật Thành

Sau khi trải nghiệm một chặng tàu điện ngầm, đoàn di chuyển tới thăm quảng trường Kim Il-Sung nơi diễn ra các cuộc diễu binh rầm rộ nhằm biểu dương lực lượng của quân đội Bắc Triều Tiên.

Hành trình khám phá Triều Tiên (phần 2): Hơi thở của Bình Nhưỡng
Ngoài cửa metro đỗ rất nhiều taxi, đa số là xe Trung Quốc
Hành trình khám phá Triều Tiên (phần 2): Hơi thở của Bình Nhưỡng
Tàu điện leng keng
Hành trình khám phá Triều Tiên (phần 2): Hơi thở của Bình Nhưỡng
Tòa nhà trụ sở ngân hàng quân đội Triều Tiên
Hành trình khám phá Triều Tiên (phần 2): Hơi thở của Bình Nhưỡng
Nhà Quốc Hội
Hành trình khám phá Triều Tiên (phần 2): Hơi thở của Bình Nhưỡng
KHu chung cư mới nhìn rất giống các khu trung tâm thương mại của các nước tư bản, tuy nhiên độ hoàn thiện vẫn còn kém khá nhiều...
Hành trình khám phá Triều Tiên (phần 2): Hơi thở của Bình Nhưỡng
Tháp tư tưởng Chủ Thể (Juche)

Đối diện tháp Juche là quảng trường Kim Il-Sung. Đây là quảng trường lớn thứ 16 trên thế giới, có diện tích khoảng 75.000 mét vuông, đủ sức phục vụ một cuộc mit tinh của hơn 100.000 người. Xung quanh quảng trường là các tòa nhà của bộ ngoại giao, văn phòng TW Đảng, các cơ quan quan trọng của Triều Tiên...

Mời quý độc giả tiếp tục đón đọc "Hành trình khám phá Triều Tiên (phần 3):

Hoặc theo dõi chi tiết chuyến đi tại threads: https://www.otofun.net/threads/bac-trieu-tien-2018.1376604/page-24

SourceNews otoFun