Chống tắc đường và ô nhiễm - Cuộc chiến mới của Việt Nam trong thời bình
Dự kiến đến năm 2030, thủ đô Hà Nội sẽ cấm hoàn toàn mô tô, xe máy đi vào khu vực trung tâm.
Giao thông ở Việt Nam đã và đang dần trở thành quan tâm của khách du lịch khi ngày càng nhiều du khách sau khi trở về nhà đã đăng tải hình ảnh mà họ chụp về giao thông Việt Nam lên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Việc kinh tế đất nước ngày càng tăng trưởng khiến nhu cầu mua sắm và sở hữu xe lên cao, trong khi đó cơ sở hạ tầng và hệ thống đường xá ở Việt Nam vẫn chưa kịp phát triển để đáp ứng. Điều này không chỉ khiến tình trạng tắc đường thường xuyên xảy ra mà còn khiến mức ô nhiễm khí thải ngày càng tăng.
Để giải quyết vấn đề này, chính quyền thủ đô Hà Nội đã quyết định xử lý những phương tiện trực tiếp xả thải và gây ra tình trạng tắc đường hiện nay. Cụ thể hơn, chính quyền thành phố sẽ cấm hoàn toàn mô tô xe máy vào trung tâm thành phố vào năm 2030.
Theo thống kế, hiện tại dân số Việt Nam đang ở mức 95,5 triệu dân, theo đó, vào mỗi ngày sẽ có khoảng 45 triệu mô tô, xe máy cùng hoạt động trên đường phố.
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất mô tô Việt Nam VAMM, mỗi ngày có khoảng 9.000 xe đăng ký mới, cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Như vậy, với cơ sở hạ tầng, hệ thống đường xá hiện tại và số lượng xe máy khổng lồ, tình trạng tắc đường là không thể tránh khỏi. Thậm chí, tình trạng ùn tắc vẫn xảy ra tại một số điểm dù không phải là giờ cao điểm.
Về kế hoạch cấm mô tô xe máy trên địa bàn Hà Nội, chính quyền thành phố sẽ dần giới hạn việc sử dụng và đăng ký xe mới tại một số khu vực nhất đinh. Các loại phương tiện công cộng giá rẻ sẽ dần được đưa vào hoạt động để thay thế cho phương tiện cá nhân. Việc xây dựng đường sắt trên cao, tàu điện ngầm, BRT và cầu vượt mới sẽ được thiện hiện trong phòng 10 năm tới, nhằm chuẩn bị cho việc Cấm Xe Máy.
Việc cấm mô tô, xe máy trên địa bàn Hà Nội nhằm giải quyết vấn đề ách tắc còn giúp cải thiện chất lượng không khí tại thủ đô của Việt Nam. Số liệu thời gian thực về chất lượng không khí của Hà Nội luôn bị xếp ở mức "Có hại cho sức khỏe". Tuy nhiên, cấm xe máy cũng chưa thực sự giải quyết được vấn đề chất lượng không khí bởi số lượng xe ô tô đăng ký mới đã tăng 30% so với năm ngoái.
Nếu dự thảo cấm mô tô xe máy trở thành hiện thực, Hà Nội sẽ là thành phố tiếp theo, sau nhiều thành phố lớn khác trên thế giới thực hiện biện pháp này nhằm làm giảm tình trạng ách tắc và cải thiện chất lượng không khí. Chính quyền Paris, thủ đô của Pháp cũng đã thực hiện lệnh cấm tất cả các loại mô tô, xe máy sản xuất trước năm 1999 ra đường, bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7 năm 2016. Thủ đô, New Delhi của Ấn Độ cũng sử dụng biện pháp số biển số chẵn đi ngày chẵn và biển số lẻ đi ngày lẻ để làm giảm lưu lượng giao thông cho thành phố này.