Trung Quốc hiện thực hóa vị trí bá chủ ngành ô tô bằng thu mua

| Thị trường
Xếp hạng 4.0 - 9 đánh giá

Nhằm thực hiện kế hoạch phát triển nhanh và đứng đầu trong ngành công nghiệp ô tô, Trung Quốc đã tiến hành nhiều vụ thu mua hãng xe trên thế giới.

Trung Quốc hiện thực hóa vị trí bá chủ ngành ô tô bằng thu mua

Great Wall (Trường Thành) của Trung Quốc thể hiện sự quan tâm đối với Fiat Chrysler (FCA), trước hết là thương hiệu Jeep. Đây là kế hoạch thu mua mới nhất của hãng xe Trung Quốc. Theo ông Michael Dunne, giám đốc hãng tư vấn Dunne Automotive Ltd ở Hong Kong, Trung Quốc sẽ không loại trừ các hãng công nghệ ô tô toàn cầu trong kế hoạch thâu tóm của mình.

Trung Quốc đã mở đầu cho kế hoạch này bằng việc đầu tư 140 tỷ USD vào mục đích thu mua trên phạm vi toàn cầu, chỉ đứng thứ hai sau Mỹ trong năm 2016. Đầu năm 2017, dù tốc độ thu mua bị chững lại nhưng các nhà đầu tư Trung Quốc vẫn sẽ theo kịp và có thể đạt tốc độ cao hơn năm ngoái.

Con số 140 tỷ USD là mức đầu tư kỷ lục mà Trung Quốc bỏ ra trong năm 2016. Thế nhưng, con số này vẫn sẽ tiếp tục tăng. Trường hợp kinh tế Trung Quốc duy trì được tốc độ phát triển cùng với việc tự do hóa tài chính, giá trị trung bình hàng năm của Trung Quốc trong lĩnh vực thu mua quốc tế sẽ còn tăng gấp đôi trong giai đoạn 2015 – 2025.

Trước đó, các hãng xe Trung Quốc đã thực hiện thành công các vụ thu mua bao gồm Tencent Holdings mua 5% cổ phần của Tesla, Pacific Century Motors mua phân nhánh vô-lăng của hãng Delphi và thành lập Nexteer Automotive.

Đây mới chỉ là màn khởi động cho toàn bộ kế hoạch thu mua của Trung Quốc. Họ còn thực hiện nhiều hơn thế để đạt được vị trí số một trong ngành công nghiệp ô tô. Trái ngược với Nhật và Hàn khi sử dụng phương pháp tự phát triển sản phẩm, Trung Quốc sẽ tập trung thực hiện thu mua toàn cầu.

Theo đó, kế hoạch thu mua sẽ nhanh chóng hiện thực hóa giấc mơ của Trung Quốc hơn là xây dựng cái mới. Việc thành lập công ty sản xuất xe hơi sẽ tốn nhiều thời gian cũng như chi phí hơn. Kế hoạch thu mua cũng nhận được sự ủng hộ từ phía quan chức Trung Quốc.

Trung Quốc hiện đã vượt qua Mỹ để trở thành thị trường ô tô số một thế giới và thu hút rất nhiều hãng xe quốc tế đầu tư. Cùng với đó, phân khúc xe cỡ trung của nước này cũng ghi nhận sư tăng trưởng mạnh mẽ. Chính phủ Trung Quốc muốn xây dựng đất nước thành biểu tượng của trung tâm công nghiệp xe hơi lớn của thế giới như Detroit, Stuttgart, Wolfsburg hay Tokyo.

Thống kê cho thấy, hãng GM hiện đang kinh doanh xe hơi ở Trung Quốc nhiều hơn ở thị trường Mỹ. Ford Focus cũng chuẩn bị được lắp ráp ở các công ty xe của Trung Quốc và xuất khẩu ngược lại về Mỹ, thị trường nội địa của hãng Ford. Hơn nữa, thị trường lớn nhất, phát triển nhanh nhất của phân khúc xe sang đã bị vuột mất khỏi Mỹ, rơi vào tay Trung Quốc.

Điều này đồng nghĩa với việc vai trò quyết định hướng đi của cả thị trường ô tô không còn nằm trong tay của khách hàng Mỹ và cơ quan quản lý ở Mỹ mà đã thuộc về Trung Quốc.

Từ đó, Trung Quốc có tham vọng lớn trở thành kẻ khổng lồ trong ngành ô tô và muốn định hình lại ngành ô tô thế giới.

Những hãng xe huyền thoại của Mỹ như Buick đã trở lại và gây sự chú ý đối với người dùng Trung Quốc. Và ông Dunne nhận định rằng, các hãng hãng xe Trung Quốc sẽ thực hiện mọi kế hoạch để nắm quyền điều hành Dodge, Chrysler và các thương hiệu con của FCA. Không những vậy, Trung Quốc còn muốn chiếm cả lĩnh vực tự động hóa, tự hành, gây áp lực lên sự độc quyền truyền thống của các hãng xe hàng đầu thế giới, trong đó có cả hai ông lớn của Mỹ là GM và Ford.

Theo ông Dunne, người Trung Quốc đang có suy nghĩ chỉ cần chiếm được thị trường Mỹ, họ có thể dễ dàng làm điều này với những thị trường khác trên thế giới.

Công ty China Investment Monitor thuộc The Rhodium Group cho biết, 4,2 tỷ USD là khoản tiền mà các nhà đầu tư Trung Quốc đã bỏ ra từ năm 2000 cho đến nay. Trong đó, ngành sản xuất ô tô chiếm tỉ lệ lớn nhất với 3 tỷ USD.

SourceTinXe