Xây dựng trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Với 144 điểm sạc, công ty Sortimo (Đức) đang có kế hoạch xây dựng một trạm sạc cho xe điện lớn nhất thế giới.
Hiện nay, có rất nhiều nước thế giới đang có ý định phát lệnh cấm sản xuất xe sử dụng động cơ truyền thống và dần chuyển sang xe điện. Với xu hướng này, thế giới cần phải có nhiều hơn các trạm sạc để phục vụ hoạt động của xe điện.
Công ty Sortimo của Đức đang bắt đầu tiến hành xây dựng trạm sạc điện lớn nhất thế giới với tên gọi là Innovationspark Zusmarshausen. Dự kiến, trạm sạc sẽ có đến 144 điểm sạc và được xây dựng gần cao tốc A8 của Đức.
Theo Sortimo, khi Innovationspark Zusmarshausen được đưa vào sử dụng sẽ có đến 4.000 xe điện sạc mỗi ngày. Đồng thời, nó cũng có thể tiết kiệm 29,5 triệu lít dầu và giảm khoảng 60.000 tấn khí CO2 mỗi năm.
Trạm sạc điện của Sortimo sẽ có khoảng 24 điểm sạc siêu tăng áp 350kW, vượt qua cả công nghệ Tesla Supercharger (150kW).
FAZ cho biết, Innovationspark Zusmarshausen không phải là một trạm thông thường. Trong khuôn viên của trạm sạc này, có thể có thêm các văn phòng, khu mua sắm và ăn uống. Nhờ vậy, mọi người có thể gọi thức ăn, nghỉ ngơi trong khi xe đang sạc điện.
Mô hình trạm sạc được miêu tả với phần nền được phủ thảm xanh, tạo nên vẻ gần gũi và có kiến trúc thân thiện, hòa mình vào thiên nhiên. Đồng thời, cách thiết kế này còn khiến cho mọi người cảm giác thoải như ở công viên. Đặc biệt, nó còn thể hiện tính chất của năng lượng xanh.
Sortimo cũng sử dụng năng lượng tái tạo để duy trì hoạt động cho trạm sạc điện. Theo đó, năng lượng mặt trời sẽ được dự trữ tại trạm và chỉ sử dụng vào giờ cao điểm trong mạng lưới các công ty và hộ gia đình xung quanh. Không những vậy, Innovationspark Zusmarshausen còn được tích hợp với bộ phận quản lý nhiệt giúp nhiệt lượng thoát ra có thể cung cấp cho các tòa nhà.
Để hiện thực hóa kế hoạch này, Sortimo sẽ cần đến sự hỗ trợ của công ty kỹ thuật Steinbacher Consult trong khâu thiết kế, công nghệ và vận hành.
Dự kiến, Innovationspark Zusmarshausen sẽ khởi công từ đầu năm 2018 với kinh phí của Bộ giao thông Đức.
Trên thực tế, đây là "công nghệ sơn nano tiên tiến" có khả năng đánh bật bùn đất và nước mưa