Đường mòn Hồ Chí Minh qua câu chuyện với Peugeot 3008
Tạp chí Top Gear với những khám phá thú vị về đường mòn Hồ Chí Minh, khắc họa nét đẹp vốn có của con đường đã đi vào lịch sử.
"Hai giờ sáng…
Nhiệm vụ của tôi bây giờ là "giải quyết nỗi buồn"... tại một bụi cây gần đó, và có lẽ tôi nên chấp nhận nó. Chỉ nghĩ đến thôi mà mồ hôi chảy nhễ nhại ướt đẫm sau lưng. Tôi phải vượt qua một cái thang chông chênh dài hơn 2m để đi xuống, xỏ chân vào đôi dép lào dưới đất. Chưa hết, hàng ngàn sát thủ bay đang chờ đợi để lao vào "tình yêu vụng về" trên tay tôi và một vài giọt nước rỉ ra để gặm nhấm đôi chân của tôi. Cách đó không xa, một người dân địa phương đang "tận hưởng" sự thoải mái bên bờ suối. Cuối cùng, tôi quyết định chống lại những suy nghĩ ở trên, chọn biện pháp an toàn với một cái chai". Jack Rix - Tạp chí Top Gear |
Đây là đoạn bắt đầu câu chuyện về ký sự khám phá đường mòn Hồ Chí Minh mà tay viết Jack Rix đến từ tạp chí Top Gear kể lại. Mới đây, tạp chí ôtô nổi tiếng hàng đầu thế giới vừa có chuyến khám phá đường Trường Sơn với những trải nghiệm thú vị. Trong quá khứ, khán giả Việt từng ấn tượng với chuyến khám phá Việt Nam của Top Gear từ TP HCM ra Hạ Long bằng xe máy cách đây khoảng 10 năm.
Chuyện cắm trại ngủ giữa rừng không phải điều hiếm gặp. Nhưng để đánh giá đầy đủ được tầm vóc và sự vĩ đại của tuyến đường mòn Hồ Chí Minh, những thành viên tham gia muốn hiểu đầy đủ về những người đã xây dựng, duy trì và sử dụng con đường này từ những ngày đầu tiên. Đường mòn Hồ Chí Minh hay đường Trường Sơn, bắt đầu xây dựng vào năm 1959, là con đường tiếp tế lương thực và vũ khí chính từ Bắc vào Nam. Đây còn được đánh giá là một trong những thành tựu quân sự vĩ đại của thế kỷ 20.
Những anh chị công binh trước đây đã phải đối mặt với những điều gì, đâu là động lực của họ? Làm thế nào để quân và dân Việt Nam có thể giữ được nguồn cung cấp đạn dược và lương thực trong hàng chục năm. Khi họ luôn phải đối mặt với chiến dịch ném bom từ máy bay của không quân Mỹ trong suốt Thế chiến thứ 2. "Thật sự ngoài sức tưởng tượng của tôi, khi mà tất cả tạo nên một khung cảnh từ trên cao trông như một đêm lửa trại xanh", Jack Rix thốt lên. Để thực hiện chuyến đi, đoàn sử dụng chiếc Peugeot 3008 độ nhẹ để phù hợp với offroad và một chiếc xe đạp Peugeot 60 năm tuổi.
Peugeot 3008 độ offroad trong hành trình khám phá đường mòn Hồ Chí Minh của Top Gear. |
Sau khi nước Pháp thất bại hoàn toàn vào năm 1954, quân đội Mỹ vào Việt Nam không lâu sau đó nhưng cuối cùng nhận thất bại. Chiến thuật tổng lực với vũ khí hiện đại của Mỹ phải chịu thua trước khát khao tự do và độc lập của quân dân Việt Nam. Những người lính hiểu và quen với cuộc sống khắc nghiệt miền nhiệt đới, độ ẩm cao, họ có thể di chuyển nhanh chóng và bí mật giữa rừng rậm. Họ là những bậc thầy về chiến tranh du kích, đối đầu lại với những cỗ máy quân sự công nghệ cao luôn muốn biến đất nước này trở về thời kỳ đồ đá.
Kết thúc trận chiến Điện Biên Phủ vào ngày 7/5/1954, người Pháp tỏ ra quá mệt mỏi với thất bại này. Người Việt chiến đấu với lượng lớn lương thực và đạn dược được vận chuyển bằng khoảng 60.000 chuyến xe thồ, mà bản chất là chiếc xe đạp đơn giản được chỉnh sửa lại. Trải qua gần 2 tháng chiến đấu kiên cường, quân dân Việt Nam đã giành chiến thắng trước 50.000 binh lý Pháp. Đây là một trong những trận chiến ấn tượng nhất của lịch sử quân sự thế giới.
Nói về những chiếc xe đạp trong chiến tranh Việt Nam, tác giả tỏ ra khá bất ngờ. Anh cho biết, những chiếc xe đạp Peugeot đến từ Pháp, trớ trêu thay, lại chính là vũ khí quan trọng trong việc đánh bại người Pháp. Tay lái gia cố, ghế ngồi gỡ bỏ và thay thế bằng giá đỡ bằng tre, dĩa, bánh xe và khung được tăng cường, và một thanh tre gắn vào tay lái để điều khiển mọi thứ. Mọi thứ rất đơn sơ, ngụy trang bằng lá cây, nhưng nó có thể tải được 300kg hàng hóa, di chuyển khoảng 40km mỗi đêm. Chưa hết, vào khoảng thời gian 1955-1973, xe đạp lại đóng một vai trò quan trọng với quân dân Việt trong cuộc chiến tranh với người Mỹ.
Peugeot 3008 độ offroad |
Vào giữa những năm 60 của thế kỷ trước, hàng ngàn người Việt được huy động duy trì và mở rộng đường mòn, gia cố các cây cầu. Những cây cầu này giúp cho xe tải có thể đi qua, việc trung chuyển giờ đây nhanh hơn và hiệu quả hơn xe đạp. Nhưng nhược điểm của xe tải so với xe đạp là việc vận chuyển dễ bị lộ bởi tán rừng không thể ngụy trang hết được. Máy bay B52 của Mỹ mỗi lần phát hiện sẽ liên tục tấn công bằng mưa bom, hòng ngăn chặn đường tiếp tế. Nhưng bằng một cách phi thường nào đó, những con đường này sẽ được hồi phục chỉ sau vài giờ. Hoặc, hàng hóa sẽ được chuyển sang xe đạp để đảm bảo việc tiếp tế luôn thông suốt.
Một cựu phi công Mỹ từng miêu tả, "Việc ném bom vào đường Trường Sơn vào tình trạng bế tắc giống như đi tất vào con bạch tuộc". Bởi đó không phải là một con đường, đó là một mạng lưới đường mòn không ngừng phát triển, dài tổng cộng gần 20.000km. Thậm chí, mạng lưới này còn chạy sang cả Lào và Campuchia, lãnh thổ trung lập, nơi mà không quân Mỹ bị cấm vận.
Thực hiện chuyến đi này, Top Gear chọn chiếc Peugeot 3008, sử dụng hệ dẫn động cầu trước, và đã được điều chỉnh. Lốp Cooper Discoverer AT3 với gai to để đi địa hình, thêm dải đèn LED tăng khả năng chiếu sáng, giá nóc và lều cắm trại. Phía cuối xe là một chiếc xe đạp nguyên bản, do Peugeot sản xuất đã 60 năm tuổi. Jack Rix còn nói thêm: "đèn chiếu sáng trên xe với công nghệ đi-na-mô, chạy bằng động lực dùng để chiếu sáng trên chiến trường hàng chục năm trước".
Chiếc xe đạp Peugeot là phương tiện đặc biệt của hành trình lần này. |
15 năm qua, Việt Nam đã làm được một tuyến đường huyết mạch, nối hai đầu Nam Bắc với chiều dài hơn 1.700km từ Hà Nội đi Sài Gòn. Tuy nhiên, nó hơi đơn điệu đối với những thành viên cả đoàn. Thay vào đó, họ đi sâu hơn vào nội địa, khu vực thuộc TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Đây cũng là khu vực có bề ngang hẹp nhất cả nước với chỉ khoảng 50km, trong đó khoảng cách giữa đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 1 chỉ khoảng 10km. Về phía Bắc một chút, vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là một địa điểm đáng để ghé thăm. Rất nhiều địa hình thú vị để khám phá, rừng rậm, núi sâu, đường mòn lầy lội, cánh đồng, đường nhựa hay những con đường ít người biết đến. Tất cả tạo nên một khung cảnh hùng vĩ, đưa chiến tranh Việt Nam từ những trang sách ra thực tế theo cách nên thơ nhất.
Lái xe về phía Tây, đoàn xe băng qua một khu rừng rậm, bao quanh bởi những tán cây tươi tốt và dày đặc. "Thật không thể tin được, không hiểu bộ đội Việt Nam đã băng qua rừng cây rậm rạp bằng cách nào". Tuy nhiên, lớp rừng nhiệt đới này mới chỉ có khoảng 40 năm tuổi. Lớp rừng trước đã hoàn toàn bị phá, do bom đạn và thuốc diệt cỏ màu da cam được rải bởi quân đội Mỹ trong chiến tranh.
Đột nhiên, phía trước là con đường mở rộng, san phẳng và được trải bê tông đoạn đi qua Khe Gát. Đây từng là đường băng bí mật trong chiến tranh. Năm 1972, miền Bắc Việt Nam biết thông tin quân đội Mỹ sắp đánh phá khu vực ven biển Đồng Hới nên đã bí mật điều các thợ làm đường từ Hà Nội vào Khe Gát. Nhiệm vụ của những người này là xây dựng một đường băng bí mật, để máy bay có thể hạ cánh và cất cánh. Nhưng họ chỉ làm từng đoạn nhỏ và ngụy trang bằng lá cây để tránh sự phát hiện của máy bay Mỹ. Ngay sau khi hoàn thành, hai chiếc máy bay MiG-17 của Liên Xô có mặt tại bờ biển Đồng Hới chỉ 7 phút sau đó, và quân đội Mỹ không kịp trở tay. Đây là lần đầu tiên Hải quân Mỹ bị công kích trong Thế chiến thứ 2, ngày 19/4/1972.
Đường mòn Hồ Chí Minh đoạn qua sân bay Khe Gát cũ. |
Tiếp theo, họ men theo sông Côn để đến khu vực cắm trại đã định trước khi trời tối. Chiếc 3008, với Grip Control, đã mang đến bất ngờ khi vượt những đoạn bùn lầy, hố sâu, những con đường mòn ngoằn nghèo một cách đầy tự tin. Tuy nhiên, hành trình này phải đi rất chậm, bởi những con đường vốn đã khó khăn, lại có rất nhiều xe tải và xe máy cùng lưu thông. Điều này gây khó khăn cho những tay lái phương Tây không quen với giao thông kiểu "hỗn hợp" ở Việt Nam.
Vừa đi, Jack Rix vừa trầm ngâm suy nghĩ. Anh kể, "Tôi chợt nghĩ về những người lính Mỹ, cách đây hàng chục năm phải xa rời ánh sáng của nền văn minh, đi vào vùng hoang dã, vắt cổ lên để leo qua những ngọn núi, những bản làng ở đây. Chỉ nghĩ thôi cũng đủ làm tôi toát mồ hôi. Hầu hết họ bị mắc kẹt trong những bản làng nghèo đói, thích nghi với môi trường sống lạ lẫm, cố gắng nhắm vào những kẻ thù vô hình như nhiệm vụ của một người lính mà bản thân họ cũng không biết đó là ai".
Dù rất kiên cường, nhưng không phải tất cả người dân Việt Nam đủ sức lực và sự dũng cảm nơi đầu chiến tuyến. Hàng ngàn phụ nữ, trẻ em quá nhỏ đề cầm súng ra trận, họ được giao nhiệm vụ mở đường và những công việc an toàn hơn. Tuy nhiên, họ vẫn phải đối mặt với nhiều nguy cơ mất an toàn khác. Đó là bênh tật, rắn cắn, thú rừng tấn công hay đói đến kiệt sức. Tất cả khiến họ không vượt qua được cuộc sống, và kết quả là có tới 71 nghĩa trang được dựng nên trên toàn tuyến đường Trường Sơn.
Bắt gặp một cây cầu treo, đoàn dừng xe, họ quyết định hạ chiếc Peugeot 60 năm tuổi ở đuôi xuống, đạp qua cầu. Rồi họ đi qua một miệng hố bom còn để lại dấu tích trên mặt đất. Xuống tầng hầm, tìm đến khu vực nấu rượu gạo trong chiến tranh, Jack gặp cựu chiến binh Phan Xuân Thắm. Sinh năm 1956, thời điểm đó còn quá trẻ để trở thành một người lính. Nhưng như nhiều thanh niên Việt khác, ông vẫn ra sức bảo vệ người dân làng mình, sửa chữa tuyến đường mòn này. Có với nhau một cái bắt tay ấm áp, ông mỉm cười với nếp nhăn hiện rõ: "Đường mòn Hồ Chí Minh đôi khi làm tôi nhớ đến cuộc chiến, nhưng không hề có cảm giác sợ hãi. Tôi tự hào về điều đó". Nhiệm vụ của ông, là một người Việt Nam, giúp xây dựng con đường và tinh thần đoàn kết một lòng trên toàn thể đất nước.
Để thêm khẳng định về điều này, Jack tìm gặp những người Việt trẻ, nhưng câu trả lời cũng tương tự, sự hận thù được dẹp qua một bên. Thanh niên Việt Nam giờ đây luôn muốn một cuộc sống tốt đẹp hơn, và sẵn sàng tha thứ những gì thuộc về quá khứ. Điều này giống như Bác Hồ từng nói: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do".
Chùm ảnh khám phá đường mòn Hồ Chí Minh ấn tượng được ghi lại bởi nhiếp ảnh gia Rowan Horncastle:
Anh Vũ (lược dịch theo Top Gear)