Con số báo động về thói quen sử dụng điện thoại khi lái xe tại Việt Nam

| Thị trường
Xếp hạng 4.0 - 9 đánh giá

Smartphone đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Nghiên cứu gần đây của Ford cho thấy, tài xế tại Việt Nam liên tục sử dụng điện thoại khi lái xe và điều này cực kỳ nguy hiểm, gây mất tập trung khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

87% giới trẻ Việt Nam gặp tai tạn giao thông do mất tập trung khi lái xe

Con số báo động về thói quen sử dụng điện thoại khi lái xe tại Việt Nam

So với các quốc gia khác trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, có 99% người Việt Nam trong cuộc khảo sát mới đây của Ford cho biết họ từng tham gia các khóa đào tạo và nắm rõ tác hại của việc lái xe mất tập trung.

Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu thì có đến 82% bậc phụ huynh và hơn 87% giới trẻ Việt Nam thừa nhận bản thân hoặc người quen đã từng gặp tai nạn giao thông do mất tập trung khi lái xe. Và nữ giới có tần suất sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông lớn nhất. Trong đó có 49% phụ nữ không sử dụng thiết bị kết nối rảnh tay, 31% sử dụng mạng xã hội và 33% bị xao nhãng bởi người đi đường.

Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy mỗi năm có hơn 1,25 triệu người thiệt mạng và có 20 – 50 triệu người khác bị thương do tai nạn giao thông. Trong đó, những vụ tai nạn thường xảy ra do người lái xe thường xuyên sử dụng điện thoại nhiều gấp 4 lần so với những người tập trung điều khiển xe.

Ông Phạm Văn Dũng, Tổng giám đốc Ford Việt Nam chia sẻ: “Tình trạng mất tập trung khi tham gia giao thông là một trong những nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông nghiêm trọng tại Việt Nam. Cuộc khảo sát này đã phần nào chỉ ra thói quen tham gia giao thông của những người lái xe tại Việt Nam. Ford luôn chú trọng và quan tâm đến các vấn đề về an toàn cho người lái. Tôi hy vọng những kết quả khảo sát này sẽ góp phần nâng cao nhân thức của người dân về hậu quả của việc xao lãng khi lái xe và đem lại một sự thay đổi đáng kể tới cộng đồng”.

38% lái xe Việt Nam không thể từ bỏ thói quen dùng điện thoại di động khi cầm lái

Con số báo động về thói quen sử dụng điện thoại khi lái xe tại Việt Nam

Kết quả cuộc khảo sát cho thấy nguyên nhân hàng đầu làm mất tập trung của tài xế là do sử dụng điện thoại di động. Tiếp sau đó là “Những người tham gia giao thông khác” và “Trang điểm”.

Theo đó, thói quen sử dụng điện thoại di động khi lái xe sẽ làm giảm khả năng phản ứng của tài xế, đặc biệt là thao tác phanh và phản ứng với đèn tín hiệu. Tài xế sẽ gặp khó khăn hơn trong việc giữ đúng làn đường và duy trì khoảng cách an toàn với xe xung quanh. Ví dụ như trường hợp xe đang chạy với vận tốc 100km/h và tài xế mất 10s để gửi tin nhắn, khi đó, chiếc xe đã đi được quãng đường dài 280m và có nguy cơ gây tai nạn cao.

Con số báo động về thói quen sử dụng điện thoại khi lái xe tại Việt Nam

Song có đến 38% tài xế tại Việt Nam lại không thể từ bỏ thói quen sử dụng điện thoại di động khi đang lái xe. Trong đó, có 61% người dùng để gọi điện cho bạn bè, người thân, 57% người nhận các cuộc gọi và email công việc và 46% người dùng điện thoại khi tắc đường hoặc dừng chờ đèn đỏ. Ngoài ra còn có 17% người cảm thấy buồn chán nên đã dùng điện thoại.

Con số báo động về thói quen sử dụng điện thoại khi lái xe tại Việt Nam

Những người tham gia khảo sát đều cho biết họ sẽ không sử dụng điện thoại khi lái xe trong thời tiết xấu hoặc khi trong xe có trẻ em. Tuy nhiên, họ lại không biết rằng có nhiều tình huống còn nguy hiểm hơn như khi nhập làn giao thông (34%) hoặc di chuyển với tốc độ cao trên đường cao tốc (36%).

Khảo sát về mức phạt cho hành vi sử dụng điện thoại khi lái xe, có đến 83% người cho rằng chưa đủ tính răn đe và 79% người hy vọng sẽ có những mức phạt nghiêm khắc hơn giúp tài xế tập trung lái xe.

Những con số trên đây là một điều đáng báo động khi đa số các vụ tai nạn giao thông tại Việt Nam đều liên quan đến việc mất tập trung và sử dụng điện thoại khi lái xe.

Giải pháp giúp người lái xe tập trung hơn

Ford thực hiện khảo sát này nhằm thu thập dữ liệu và nghiên cứu về hành vi, thói quen lái xe mất tập trung của người điều khiển phương tiện giao thông.

Sau 9 năm triển khai chương trình “Hướng dẫn Lái xe An toàn và Thân thiện với Môi trường" (DSFL), Ford đã đào tạo kỹ năng lái xe miễn phí cho các lái xe tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đối tượng tham gia gồm học sinh, sinh viên, phụ nữ mang thai, lái xe Uber và nông dân. Ở năm thứ 10, chương trình sẽ mở rộng thêm 2 khu vực tại châu Á - Thái Bình Dương và chú trọng đào tạo kỹ năng giúp người lái xe tham gia giao thông tập trung và cẩn trọng hơn. Tại Việt Nam, DSFL đã đào tạo hơn 13.000 học viên của 14 tình thành trên cả nước kể từ năm 2009.

Con số báo động về thói quen sử dụng điện thoại khi lái xe tại Việt Nam

Ngoài ra, Ford cũng sẽ triển khai thêm nhiều chương trình nhằm hạn chế thực trạng mất tập trung do sử dụng điện thoại khi lái xe tại 11 quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo đó, Ford đang khởi động chiến dịch giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của nhân viên, khách hàng và cộng đồng dân cư trong khu vực về tính nguy hiểm của việc mất tập trung khi lái xe. Từ đó, khuyến khích người dùng hạn chế sử dụng điện thoại di động để có thể kết nối thực sự với cuộc sống. 

Cynthia Williams, Giám đốc – Kỹ sư về An toàn, Môi trường và Phát triển Bền vững của Ford khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói: “Ngày nay, ai cũng muốn kết nối với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, kể cả khi đang tham gia giao thông. Đây chính là cơ hội để các công nghệ thông minh thể hiện tính hữu ích của mình, giúp lái xe kết nối với những người xung quanh nhưng vẫn giữ được sự tập trung cần thiết khi cầm lái. Với việc phát triển các công nghệ hỗ trợ người lái và tổ chức các chương trình đào tạo kỹ năng lái xe, Ford không ngừng đề cao vai trò của thói quen lái xe có trách nhiệm để góp phần xây dựng một môi trường giao thông an toàn hơn”.

Theo đó, Ford đang đầu tư phát triển nhiều công nghệ tiên tiến có khả năng giảm sự mất tập trung do sử dụng điện thoại di động khi lái xe. SYNC 3 là một hệ thống kết nối trên xe hơi của Ford cho phép người lái nhận các cuộc gọi, nhắn tin, nghe nhạc và khởi động ứng dụng hỗ trợ mà không làm họ mất tập trung khi điều khiển xe. 

SourceTinXe