Grab liệu có đang coi thường pháp luật Việt Nam khi tiếp tục triển khai GrabShare?

| Thị trường
Xếp hạng 4.2 - 9 đánh giá

Bộ GTVT hiện đã ra lênh cấm dịch vụ GrabShare nhưng hiện Công ty TNHH GrabTaxi vẫn đang cung cấp. Phó chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội đặt câu hỏi hành động này cuả Grab có phải đang thể hiện hiện sự coi thường pháp luật Việt Nam.

Grab liệu có đang coi thường pháp luật Việt Nam khi tiếp tục triển khai GrabShare?

Dịch vụ “có vấn đề”

Trao đổi với phóng viên về dịch vụ đi chung xe GrabShare của Công ty TNHH , ông Nguyễn Anh Quân - Phó Chủ tịch - cho biết về việc chia sẻ tài sản hay nguồn lực dư thừa trong xã hội thông qua các ứng dụng công nghệ mới là một việc làm mà cá nhân ông cũng rất đồng tình. Bởi, đơn giản là thông qua cách thức này người mua có thể dễ dàng tiếp cận được với nguồn hàng hóa dịch vụ cùng mức giá hợp lý hơn.

Thế nhưng, nếu xét trong trường hợp cụ thể về dịch vụ đi chung xe như GrabShare thì ông Quân cho rằng nó lại “rất có vấn đề”.

Tại sao lại nói rằng nó có vấn đề? Ông Quân đã đưa ra những phân tích rằng rõ ràng nếu khách hàng chọn sử dụng dịch vụ GrabShare thì mức giá phải trả so với dịch vụ GrabCar sẽ giảm đi tới 25%. Cụ thể, khách hàng đi từ điểm A đến điểm B với một mức giá cụ thể là 40.000 đồng nếu sử dụng GrabCar thì đồng nghĩa với việc sẽ chỉ phải trả 30.000 đồng nếu đi GrabShare. Khách hàng sẽ tiết kiệm được 10.000 đồng cho mình, thế nhưng sẽ phải chấp nhận chuyện phải đi chung xe với một người khác và phải tốn thêm thời gian để chờ đợi xe đi đón một người khác trước khi di chuyển đến địa điểm của mình.

Grab liệu có đang coi thường pháp luật Việt Nam khi tiếp tục triển khai GrabShare?

Với những phiền hà là vừa phải đi chung xe với người khác, lại mất thêm thời gian chờ đợi nhưng chỉ tiết kiệm được 10.000 đồng, hẳn sẽ không có nhiều người lựa chọn hình thức này. Bên cạnh đó, Grab lại liên tục tung chiêu giảm giá khuyến mại như nhập mã “DICHUNG” (hoặc mã khác tùy theo từng ngày) để được giảm 30.000 đồng/chuyến. Nếu kết hợp với ví dụ trên thì khách hàng sử dụng dịch vụ GrabShare sẽ đâu còn phải trả tiền.

Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cũng đưa ra nhận định rằng việc Grab liên tục đưa ra các chương trình khuyến mại, giảm giá hay tặng tiền cho khán giả giống như cố tình muốn thâu tóm thị trường. Trong cạnh tranh doanh nghiệp thì đây là yếu tố cạnh tranh thiếu tính lành mạnh với các hãng taxi còn lại.

Đối với việc áp dụng khoa học công nghệ và có những sản phẩm mới như hình thức đi chung xe nhưng lại không giảm được gía quá nhiều thì hầu như các hãng taxi hiện nay đều cho ra những sản phẩm và công nghệ tương tự.

Grab liệu có đang coi thường pháp luật Việt Nam khi tiếp tục triển khai GrabShare?

Ông Nguyễn Anh Quân cho rằng GrabShare "có vấn đề".

Cấm GrabShare là quyết định kịp thời

Mới đây, Bộ GTVT đã ra quyết định cấm Công ty TNHH GrabTaxi cung cấp dịch vụ GrabShare. Bàn về vấn đề này, theo ông Nguyễn Anh Quân - Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội - thì đây là quyết định rất kịp thời và phù hợp với tình hình thực tế.

Hiện đang có 5 loại hình kinh doanh ô tô vận tải hành khách bằng ô tô theo Luật Giao thông Đường bộ năm 2008. Trong đó, Taxi Uber và Taxi Grab được thí điểm xếp vào loại hình xe hợp đồng theo đúng như Quyết định số 24/QĐ-BGTVT ngày 7/1/2016.

Trên thực tế, hoạt động của các xe chạy Uber và Grab không khác gì so với các xe taxi hiện nay do cũng có bản chất giống như các loại hình khác như: đều là xe ô tô chở khách và có lịch trình, hành trình tuân thủ theo yêu cầu của hành khách.

Grab liệu có đang coi thường pháp luật Việt Nam khi tiếp tục triển khai GrabShare?

Dịch vụ GrabShare vẫn đang được triển khai.

Xét về quy định hiện hành trong việc quản lý đối với xe taxi thì Uber, Grab đang chiếm rất nhiều ưu thế so với các xe taxi cùng hoạt động. Vì được xếp vào loại hình là xe hợp đồng nên các quy định trong quản lý đối với xe Uber, Grab có phần quá lỏng lẻo. Chính điều này đã dẫn đến nhiều bức xúc đến từ các lái xe taxi truyền thống thời khi họ nhận thấy Uber, Grab đang được hưởng lợi từ chính sách của Nhà nước trong suốt thời gian qua.

Thêm vào đó, việc triển khai sản phẩm đi chung xe của Grab cho thấy hãng này đang vi phạm pháp luật bởi theo như quy định hiện hành thì đối với những xe hợp đồng sẽ không được ký quá 1 hợp đồng trong cùng một hành trình. Tóm lại, vấn đề này lại một lần nữa khẳng định bản chất của Grab là xe taxi, còn việc xe được xếp vào loại hình xe hợp đồng do Bộ GTVT công bố là có phần khiên cưỡng, chưa đi sâu vào bản chất mà chỉ đánh giá dựa vào hình thức.

Grab liệu có đang coi thường pháp luật Việt Nam khi tiếp tục triển khai GrabShare?

Ông Quân cũng cho biết rằng ngay sau khi Bộ GTVT ra lệnh cấm sản phẩm đi chung xe thực hiện trên xe hợp đồng cuả Grab thì UBND thành phố Hà Nội cũng lên tiếng triển khai vấn đề này để đảm bảo đúng bản chất của hai loại hình xe hợp đồng và xe taxi.

Phó chủ tịch hiệp hội vận tải Hà Nội cũng đưa ý kiến cho rằng Grab không nên cố chấp, tham lam nữa, còn nếu thực sự vẫn muốn triển khan sản phẩm dịch vụ đi chung xe thì nên chuyển đổi loại hình xe từ xe hợp đồng sang loại hình xe taxi để tránh những điều bất hợp lý như hiện nay. Nếu Grab tiếp tục triển khai dịch vụ nói trên thì đây là hành động đi ngược lại với lời nói tuyên truyền của họ rằng Grab luôn tuân thủ tuyệt đối các quy định của pháp luật Việt Nam trong khi lại đang có hành động thể hiện sự coi thường pháp luật Việt Nam .

Ông Quân nhấn mạnh, hành động của Công ty TNHH GrabTaxi cần được lên án. Và nếu Grab luôn một mực nói mình không mắc sai phạm thì hãy đưa ra dẫn chứng cụ thể để chứng minh thay vì luôn lấy sự ủng hộ từ dư luận để tạo sự ngụy biện cho mình, gây sức ép với Chính phủ, với Bộ GTVT.

Thay mặt cho Hiệp hội vận tải Hà Nội, vị Phó chủ tịch hiệp hội vận tải Hà Nội này cũng lên tiếng đề nghị lên Chính phủ, Bộ GTVT cần kiên quyết và biện pháp mạnh tay xử lý quyết liệt hơn dịch vụ sản phẩm GrabShare thuộc Công ty TNHH GrabTaxi và buộc nó phải dừng trên trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

SourceTinXe