Hyundai và hành trình trở thành "gã khổng lồ" của ngành xe chỉ trong 30 năm

| Thị trường
Xếp hạng 4.0 - 9 đánh giá

Ngày nay, Hyundai là một "ông lớn" của ngành sản xuất xe ô tô trên thế giới. Trong khi đó, cách đây 30 năm trước thôi, thương hiệu này chả được mấy người biết đến.

Khi nói về ngành công nghiệp ô tô Hàn Quốc, phần lớn mọi câu chuyện sẽ xoay quanh "gã khổng lồ" . Được thành lập vào năm 1967, Hyundaibắt đầu công việc lắp ráp xe Ford Cortina trong năm 1968. Mẫu xe đầu tiên do Hyundai tự thiết kế là Pony, sử dụng động cơ Mitsubishi và đã ra mắt tại Hàn Quốc vào năm 1976. Tuy nhiên, phải đến thập niên ’80, Hyundai mới bắt đầu bán những chiếc xe đầu tiên sang thị trường Mỹ.

Trong thập niên ’80, giới truyền thông Mỹ vẫn đang dành phần lớn thời gian để xưng tụng dòng xe của thế hệ yuppie (cụm từ được kết hợp giữa young (trẻ), urban (sống ở thành phố), professional (có chuyên môn) và hippie) cũng như thương hiệu nổi tiếng như BMW. Thế nhưng, xã hội luôn tồn tại một lượng lớn những người Mỹ khao khát hàng rẻ và mở rộng cánh tay với những chiếc xe mới, bất kể nguồn gốc đến từ đâu. Vậy nên, khi mẫu Excel 1986, hay còn biết đến dưới tên gọi Mitsubishi Precis, công phá thị trường với mức giá thấp 4.995 USD trong khi con số tương ứng của Honda Civic DX là 6.699 USD, người dân Mỹ đã nhanh tay mua hơn 150.000 chiếc. Kể từ đó, một thương hiệu vô danh đã bán hơn 250.000 chiếc xe mỗi năm ở năm thứ 2 và thứ 3 tại Mỹ.

Hyundai và hành trình trở thành
Với giá bán 4.995 USD vào năm 1986, Hyundai Excel có thiết kế thân xe Giugiaro và động cơ 68 mã lực, cho phép tăng tốc từ 0-96 km/h trong 16,3 giây.

Tuy nhiên, 3 năm là những gì cần để cơn sốt Hyundai Excel bắt đầu tàn lụi khi doanh số tuột dốc trong năm 1989. Đến thập niên '90, doanh số của mẫu xe này tại Mỹ chỉ còn là một đường thẳng. Trong năm 1998, ông Finbarr O’Neill, chủ tịch sau này của Hyundai, đã giới thiệu chương trình bảo hành hệ dẫn động đến 10 năm hoặc 160.000 km (trong khi chính sách của các đối thủ là 5 năm hoặc 96.000 km) để đảm bảo mối quan tâm về chất lượng. Doanh số của 4 mẫu xe Hyundai gồm Accent (thay thế Excel) Elantra, Sonata và Tiburon đã nhảy vọt 82%.

Trong khi đó, "người anh em" với Hyundai, Kia, đã bước sang thị trường Mỹ vào năm 1993, bán mẫu xe sedan Sephia giá 8.495 USD ở một số đại lí lựa chọn ở miền Tây. Trong một vài năm, Kia đã có mạng lưới phân phối toàn nước Mỹ, chào bán hai mẫu xe Sephia và SUV cỡ nhỏ Sportage. Huyndai đã mua lại Kia vào năm 1998 nhưng vẫn giữ nguyên hoạt động tiếp thị và bán hàng độc lập cho hai thương hiệu tới tận ngày hôm nay.

Sang thế kỷ 21, Hyundai đã thành lập một nhà máy ở Mỹ vào năm 2005 tại Montgomery, Alabama trong khi Kia mở cửa một nhà máy tại West Point, Georgia, 5 năm sau đó. Hyundai và Kia đã chia sẻ hệ dẫn động và nền tảng khung gầm, nhưng vị trí của hai thương hiệu so với nhau lại không rõ ràng. Để thay đổi điều đó, Hyundai đã mời ông Peter Schreyer từng làm việc cho Audi của tập đoàn Volkswagen về đảm nhiệm vai trò giám đốc thiết kế trong năm 2006. Ông Schreyer đã giúp Kia thay đổi phong cách thiết kế và mang đến chìa khóa dẫn đến thành công. Giờ đây, ông đang giám sát việc thiết kế cho cả hai thương hiệu.

Nhìn sâu hơn, cú hích mất đến cả thập kỷ để thực hiện trên đã giúp Hyundai giải quyết vấn đề chất lượng của kém của họ. Trong năm 2006, nhãn hiệu này đã dẫn đầu một bản nghiên cứu về chất lượng của J.D. Power and Associates. Mặc dù nghiên cứu này chỉ tính toán thiết kế và công thái học cũng như đo số lượng lỗi của xe nhưng vẫn có sức ảnh hưởng tới quan điểm của nhiều người mua. Tính chính thống được gia tăng giúp Hyundai có thể thu nạp cả những tài năng của Mỹ, mặc dù tham vọng của những ông chủ Hàn Quốc thường dẫn đến các thành công ngắn hạn.

Hyundai và hành trình trở thành
Hyundai XG300 là một trong những mẫu xe hạng sang đầu tiên của nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc.

Những tham vọng đó đã mở rộng tới phân khúc hạng sang, với bước tiến đầu tiên là mẫu Hyundai XG300 2001, sau đó đến Azera - đối thủ của Toyota Avalon - ở 5 năm sau đó. Trong năm 2008, Hyundai trở nên nghiêm túc hơn khi bổ sung mẫu sedan Genesis, chế tạo trên khung gầm dẫn động cầu sau hiện đại đầu tiên của công ty và được trang bị động cơ V8 thiết kế mới. Không lâu sau đó, mẫu coupe Hyundai Genesis dẫn động cầu sau cũng nối đuôi ra đời. Tiếp theo là mẫu xe sang Hyundai Equus có kích cỡ lớn hơn và cũng đắt đỏ hơn với mức giá 58.900 USD. Mẫu xe này được trang bị cả một iPad có chứa dữ liệu tải lên từ trước của chủ nhân cùng ứng dụng để lên lịch phục vụ.

Thời nay, Genesis là một thương hiệu hạng sang trực thuộc Hyundai với những mẫu xe G70, G80 lẫn G90. Chưa hết, Hyundai còn đang rất tích cực mở rộng sang đủ những phân khúc xe khác như xe "3 trong 1" Ioniq với đủ phiên bản hybrid, plug-in hybrid và cả chạy điện, thể hiện rõ mục đích cạnh tranh với Toyota Prius. Nhà sản xuất cũng đã đưa ra thông báo chính thức về một nhãn hiệu xe hiệu suất cao tên N.

Mặc dù vẫn đang có thị phần tốt ở thị trường Mỹ khi doanh số năm ngoái của Hyundai đạt 750.000 xe còn Kia là gần 650.000 nhưng sau 31 năm gia nhập thị trường Mỹ, hãng xe Hàn Quốc giờ đây có thể bị coi là một "ông già chậm chạp” tại xứ cờ hoa.

Hyundai và hành trình trở thành
Doanh số tại thị trường Mỹ của Hyundai từ năm 1986-2016

>>> Hyundai Tucson 2018 - đối thủ của Honda CR-V và Mazda CX-5 - có gì "hot"?

SourceTinXe