Khám phá những mẫu xe taxi phổ biến nhất tại các quốc gia trên thế giới (P2)
Nối tiếp kỳ trước, chúng ta sẽ đến với phần còn lại của danh sách những mẫu xe taxi được coi là phổ biến và điển hình nhất tại một số quốc gia trên thế giới.
Ấn Độ: Hindustan Ambassador
Morris Oxford không hề thích hợp cho công việc taxi ở nước Anh, nhưng mẫu xe này lại thống trị phân khúc này ở “quê hương thứ hai” Ấn Độ, nơi nó mang một cái tên khác là Hindustan Ambassador. Khỏe, dễ sửa và rộng rãi, liệu tài xế taxi còn có thể mong muốn thêm gì nữa? Những quảng cáo ban đầu đã khẳng định rằng Hindustan Ambassador là “chiếc xe lí tưởng cho tài xế chở khách”, và xem ra cụm từ này đã đến thẳng trái tim của mọi tài xế taxi ở Ấn Độ.
Quá trình sản xuất của Hindustan Ambassador đã kết thúc trong năm 2014 sau 56 năm. Hàng nghìn chiếc xe taxi này hiện vẫn còn ở Ấn Độ, đặc biệt là ở Kolkata. Trong khi đó, những mẫu xe mới chế tạo bởi Mahindra, Toyota và Tata đang dần thay thế Hindustan Ambassador.
Nhật Bản: Toyota Comfort/Crown Comfort
Toyota đã thiết kế mẫu Comfort và Crown Comfort với trục cơ sở dài dành riêng cho nhiệm vụ taxi. Qua tên gọi, có thể đoán các kỹ sư đã dồn tâm huyết để phát triển ra một mẫu xe mang lại sự thoải mái nhất cho cả tài xế lẫn hành khách. Thiết kế không tuổi này sử dụng cấu trúc dẫn động bánh sau mà ta có thể thấy ở hai thế hệ đầu của Lexus IS, cũng như các mẫu xe khác.
Trong năm 2003, Toyota đã táo bạo triển khai tiềm năng và công dụng ít ai ngờ đến của Comfort trong vai trò một xe sedan thể thao bằng cách cho ra đời mẫu mới với động cơ 4 xi-lanh, siêu nạp mạnh 160 mã lực. Ngay cả Toyota cũng đã thừa nhận đây là một mẫu concept “thái quá” nhưng phiên bản thương mại lại bán cực chạy. Quá trình lắp ra Toyota Comfort đã kết thúc trong năm nay, và "kẻ thay thế" JPN Taxi sẽ bắt đầu đi vào sản xuất trong năm tới.
Nhật Bản: Toyota Jpn Taxi
Trong khi Toyota Crown có diện mạo giống với một mẫu sedan của thập niên 1980’, JPN Taxi mới toanh lại mang hình hài xe taxi thực thụ với thiết kế cao và tính thân thiện cho người sử dụng. Hãng Toyota đã cẩn thận kiểm tra từng chi tiết, từ thiết kế tổng quan cho tới tay nắm cửa của JPN Taxi. Mẫu xe này được quảng cáo như một sản phẩm hiện đại, êm ái và dễ sử dụng dù người lái ở ở bất cứ độ tuổi nào.
JPN Taxi được lắp đặt khung gầm hybrid cho phép chạy bằng cả điện lẫn và khí ga hóa lỏng LPG. Ngoài ra, xe còn có 6 túi bị và một loạt tính năng hỗ trợ lái an toàn khác.
Mexico: Volkswagen Beetle
Volkswagen Beetle đã trở thành xe taxi tiêu chuẩn ở Mexico City từ năm 1972. Đây là lựa chọn mang tính kinh tế hơn những mẫu sedan động cơ V8 to lớn của Mỹ ở thời đó. Hàng trăm nghìn chiếc Volkswagen Beetle được sản xuất nội địa đã tung hoành khắp các đường phố ở thủ đô Mexico kể từ đó, biến nó trở thành một trong những hình ảnh gắn liền với cuộc sống hàng ngày của người dân nơi đây.
Sự độc tôn của Volkswagen Beetle với thị trường taxi Mexico bắt đầu sụp đổ vào năm 2002, khi chính phủ nước này ban hành một đạo luật yêu cầu tất cả xe taxi phải có 4 cửa vì lí do an toàn và thiết thực. Thông báo này được ban hành vào thời điểm quá trình sản xuất của Volkswagen Beetle sắp đến hồi kết. Những chiếc xe taxi Beetle cuối cùng buộc phải "nghỉ hưu" khi kỳ hạn 10 năm của chúng đến vào năm 2012. HIện nay, Nissan Tsuru là mẫu xe taxi chuyên dụng ở Mexico.
Malaysia: Proton Saga
Mẫu sedan Proton Saga có thể chưa bao giờ thắng cuộc thi “xe đẹp” nhưng lại trở thành một phương tiện đưa đón khách phổ biến ở Malaysia. Nhờ có cabin và cốp xe rộng rãi, Proton Saga đã trở thành một phương tiện taxi cực kỳ phổ biến trong những năm 1990 và 2000. Nhiều chiếc xe đã được chuyển đổi để chạy bằng khí thiên nhiên.
Morocco: Mercedes-Benz W123
Trong thập niên '90, các tài xế taxi Morocco đã đổ dồn đi mua những chiếc Mercedes-Benz W123 hết thời, được thải ra bởi thị trường Châu Âu. Độ bền đã đi vào huyền thoại của Mercedes-Benz 240D đã khiến mẫu xe này trở thành “của báu” được săn lùng khắp vùng Địa Trung Hải. Chủ nhân của chúng thường chở đến 7 hành khách, bao gồm 2 phía trước, chưa gồm tài xế, và 4 ở phía sau. Các tài xế địa phương chia sẻ rằng cánh thợ máy đã chế lại bộ chuyển đổi ở 240D với hộp số lấy từ 190D và gia cố hệ thống treo ở phía sau để chở nặng hơn.
Vì lí do nâng cao tính an toàn và bảo vệ môi trường, chính quyền Morocco gần đây đã đưa ra một chiến dịch truy quét nhằm giảm bớt càng nhiều xe Mercedes-Benz W123 càng tốt. Tất nhiên, thay vì những biện pháp mạnh, lực lượng chức năng ở đây lại khuyến khích tài xế taxi mua một chiếc Dacia Lodgy vì có 7 ghế chỗ đúng nghĩa, ít gây ô nhiễm hơn và được sản xuất ngay tại địa phương.
Peru: Daewoo Tico
Trên những đường phố Peru, Daewoo Tico đã đi ngược lại các quan niệm về xe taxi nhờ vệt tiếp xúc với mặt đường nhỏ. Trục xe phía sau của Daewoo Tico được đẩy ra xa để mang đến khoang nội thất rộng rãi nhất có thể. Tuy nhiên, Daewoo Tico vẫn khó có thể mang đến sự thoải mái cho mỗi hành khách, trừ cảm giác chật chội. Ngoài ra, Daewoo Tico còn được sơn màu vàng tương tự taxi ở Mỹ.
Thụy Điển: Volvo
Volvo là nhãn hiệu xe thống trị ở quê nhà Thụy Điển. Bên cạnh chuyện lấp đầy đường phố và các gara, Volvo còn là lựa chọn phổ biến của lực lượng cảnh sát, cứu thương cũng như taxi. "Mối tình" giữa cánh tài xế Thụy Điển và Volvo bắt đầu từ năm 1930, khi công ty này bắt đầu sản xuất các mẫu xe chuyên dụng cho taxi, và tiếp tục cho tới tận ngày nay với mẫu V90 mới nhất.
Các Tiểu vương quốc Ả-Rập Thống nhất: Toyota Camry
Toyota Camry có chiếm số lượng lớn trong lực lượng taxi ở Dubai đến mức nhiều người cảm thấy ái ngại khi muốn mua một chiếc xe này vì sợ bị nhầm là “tài xế taxi”. Có khoảng 1.000 chiếc taxi Toyota Camry ở Dubai thuộc phiên bản hybrid, một con số đáng kinh ngạc với một quốc gia đã gia nhập OPEC hàng nửa thế kỷ trước.
Uber, bất cứ đâu: bất cứ mẫu xe 4 cửa mới nào
Uber là hãng đã thay đổi mọi khía cạnh của ngành công nghiệp taxi, theo cả mặt tích lẫn tiêu cực. Theo lí thuyết, Uber cho phép bất cứ ai tải về ứng dụng và vượt qua một bước kiểm tra lí lịch đều có thể trở thành một tài xế kiếm tiền, dù là toàn thời gian hay bán thời gian. Tuy nhiên, người ta cũng phải tuân theo một số quy định cơ bản. Để trở thành một tài xế Uber, chủ xe phải sở hữu một chiếc ô tô 4 cửa đời năm 2008 trở đi, và xe cũng cần có diện mạo nguyên vẹn. Đó là chưa kể đến chuyện dịch vụ Uber còn bị cấm ở một số quốc gia trên thế giới.
>>> Khám phá những mẫu xe taxi phổ biến nhất tại các quốc gia trên thế giới (P1)