Hạn chế xe cá nhân, thay thế bằng phương tiện công cộng

| Thị trường
Xếp hạng 3.7 - 11 đánh giá

Một trong những giải pháp giảm ùn tắc giao thông ở các đô thị là hạn chế xe cá nhân và khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng.

Giải pháp giảm ùn tắc giao thông đô thị

Hạn chế xe cá nhân, thay thế bằng phương tiện công cộng

Hạn chế , thay thế bằng

Trưởng phòng Quản lý vận tải, Sở GTVT TPHCM, ông Phạm Đình Đức cho rằng, nguyên nhân chính khiến các tuyến đường quá tải và làm giảm tốc độ xe lưu thông trong giờ cao điểm là do mật độ xe tăng cao. Theo đó, PGS-TS Phạm Xuân Mai, nguyên Trưởng khoa Kỹ thuật Giao thông, ĐH Bách Khoa, ĐHQG TPHCM cho biết, số lượng xe máy đang bùng phát nhanh chóng với gần 7,4 triệu chiếc. TPHCM là đô thị có lượng xe máy cao nhất thế giới khi có trung bình 910 xe/1.000 dân. Bên cạnh đó, thống kê cho thấy có đến 98% gia đình ở TPHCM có xe máy, đưa tốc độ trung bình hằng năm tăng 400.000-500.000 xe. Trong khi, ở Hà Nội là 653 xe, Bangkok (Thái Lan) là 265 xe, Dehli (Ấn Độ) là 175 xe và Jakarta (Indonesia) là 160 xe.

Nếu không hạn chế xe cá nhân, tình hình giao thông đô thị sẽ trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên, việc này không thể thực hiện ngay lập tức mà cần phải trải qua từng quá trình cụ thể.

Trước hết, TP.HCM đang triển khai xây dựng 8 tuyến metro, 3 tuyến đường sắt nhẹ và 6 tuyến nhanh. Theo ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM, chính quyền thành phố đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ đạt tỷ lệ chuyên chở từ các phương tiện công cộng đáp ứng 15-20% nhu cầu đi lại. Trong đó, xe buýt sẽ đảm bảo 15-17%.

Còn TP Hà Nội đã bắt đầu đưa vào hoạt động các tuyến buýt nhanh BRT từ cuối năm 2016. Giai đoạn đầu sẽ có 24 xe buýt được sử dụng với mục đích hướng người dân sử dụng dịch vụ công cộng, hạn chế tình trạng kẹt xe trong nội thành. Cả hai thành phố cũng đều đang tập trung gấp rút xây dựng hệ thống tàu điện ngầm, sớm đưa vào hoạt động.

Hạn chế xe cá nhân, thay thế bằng phương tiện công cộng

Nhiều chính sách, giải pháp nhằm hạn chế xe cá nhân, thay thế bằng phương tiện công cộng cũng đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Theo đó, chính quyền Hong Kong đã lập quy hoạch có một tỷ lệ cao khoảng 75% số lượng tòa nhà văn phòng và khoảng 42% chung cư nằm trong phạm vi 500m quanh các nhà ga, tàu điện ngầm. Như vậy có thể khuyến khích người dân đi bộ tới các điểm dịch vụ công cộng để đi làm mà không cần sử dụng xe cá nhân. Trong khi, New York (Mỹ), London (Anh)… thực hiện thu phí giao thông đô thị (phí ùn tắc giao thông) nhằm điều tiết lượng xe con đi vào trung tâm và giúp giao thông dễ dàng hơn. Phí đỗ xe cũng được áp dụng ở nhiều nước với mục đích khuyến khích mọi người đỗ xe tại gara hay bãi đỗ chuyển tiếp và tiếp tục sử dụng xe công cộng để vào nội thành.

Bài toán thay đổi thói quen của người dân

Nỗ lực của Chính phủ sẽ không thể thu được kết quả nếu không có sự đồng thuận từ người dân. Theo đó, ngay từ khi đề án hạn chế xe cá nhân, trước mắt là xe máy, được đưa ra đã vấp phải sự phản đối của nhiều người.

Hạn chế xe cá nhân, thay thế bằng phương tiện công cộng

Phương tiện giao thông đường bộ cá nhân bao gồm ô tô, xe máy, xe đạp. Việc lựa chọn sử dụng loại phương tiện này đã trở thành thói quen của phần lớn người dân Việt Nam. Trong đó, xe máy là phương tiện được sử dụng nhiều nhất do phù hợp với khả năng tài chính cũng như hạ tầng giao thông trong khu vực sinh sống. Không phải ai cũng đủ khả năng để có thể sở hữu một chiếc xe hơi riêng. Vì vậy, đề án cấm hay hạn chế xe máy vào nội thành gặp phải sự phản đối từ người dân là một điều dễ hiểu.

Muốn thay đổi thói quen cũng như khiến người dân từ bỏ phương tiện cá nhân, các cơ quan ban ngành cần phải cho họ thấy mọi thứ đã sẵn sàng và thuận tiện khi sử dụng phương tiện công cộng. Với 90% dân cư đô thị hiện đang di chuyển bằng phương tiện cá nhân mỗi ngày, họ không thể dừng lại để chờ có đủ phương tiện công cộng và cơ sở hạ tầng để thay thế. Có thể hiểu đơn giản, hạn chế phương tiện cá nhân là hạn chế nhu cầu sở hữu một phương tiện cá nhân, đồng nghĩa với việc họ có thể sử dụng một phương tiện phù hợp mà không cần sở hữu.

Hạn chế xe cá nhân, thay thế bằng phương tiện công cộng

Tuy vậy, phương tiện công cộng hiện nay như xe buýt vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và vẫn còn có nhiều bất cập. Hạn chế lớn nhất của xe buýt chính là không có làn đường dành riêng cho xe chạy, khiến nó phải “loay hoay” giữa các phương tiện khác. Từ đó, tình trạng trễ giờ làm do kẹt xe vẫn tiếp tục xuất hiện khi người dân sử dụng xe buýt. Nếu lựa chọn giữa xe buýt và xe cá nhân, phần lớn vẫn sẽ chọn tự chạy xe của mình, vừa thuận tiện vừa đảm bảo thời gian.

Như vậy, hạ tầng giao thông cho phương tiện công cộng là một mấu chốt trong bài toán thay đổi thói quen của người dân mà các cấp ban ngành cần phải ưu tiên giải quyết. Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải nghĩ đến việc giải tỏa vỉa hè, từ chối việc cấp phép trông giữ phương tiện cá nhân trên lòng đường, xây dựng làn đường riêng cho phương tiện giao thông, cung cấp các phương công cộng tiện lợi và phù hợp với hạ tầng giao thông,… Khi đã thực hiện những giải pháp trên, người dân sẽ tự hạn chế sử dụng xe cá nhân mà không cần cấm.

H.Đ

SourceTinXe