Đi tìm lời giải cho cách giảm tỉ lệ tử vong do tai nạn giao thông ở Thụy Điển
Mục tiêu của Thụy Điển chính là đưa tỉ lệ tử vong do tai nạn giao thông chạm mức 0% và trở thành quốc gia an toàn nhất thế giới. Đằng sau kế hoạch này là một phương án quản lý giao thông thiết thực mà quốc gia châu Âu này đã xây dựng.
Nỗ lực của chính phủ Thụy Điển được thực hiện vào năm 1997 sau những số liệu tử vong do tai nạn Giao Thông tăng cao và đạt đỉnh điểm vào những năm 1970. Quốc hội Thụy Điển đã ban hành kế hoạch an toàn giao thông với tên gọi Tầm nhìn về không (Vision Zero) và đặt mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn những ca tử vong và chấn thương nặng do Tai Nạn Giao Thông gây ra.
Cải thiện hệ thống đường bộ
Đi tìm lời giải cho cách giảm tỉ lệ tử vong do tai nạn giao thông ở Thụy Điển
Theo đó, nguyên tắc cốt lõi của Vision Zero chính là sinh mạng và sức khỏe của con người không bao giờ được phép đánh đổi với bất kỳ lợi ích nào khác trong xã hội. Để đạt được mục tiêu, nhóm thực hiện kế hoạch Vision Zero đã không ngừng cải thiện hệ thống đường sá giao thống nhằm làm cho các tuyến đường trở nên an toàn hơn.
Từ năm thực hiện 1997 đến năm 2000, tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông ở Thụy Điển đã giảm một nửa so với trước đó. Hiệu quả rõ ràng nhất được ghi nhận vào năm 2012, khi chỉ có trường hợp một đứa bé dưới 7 tuổi thiệt mạng sau tai nạn, giảm nhanh so với 58 trường hợp của năm 1970.
Năm 2015, tờ Economist trích dẫn các số liệu về tình hình giao thông ở Thụy Điển. Trong đó, số lượng xe hơi lưu thông trên đường và khoảng cách giữa các xe đã tăng gấp đôi so với thập niên 70. Tuy vậy, thống kê giao thông cho thấy chỉ có 264 người tử vong vào năm 2014, mức thấp kỷ lục. Dựa vào số liệu này có thể thấy, cứ 100.000 người tham gia giao thông thì chỉ xảy ra 3 ca tử vong. Trong khi Liên minh châu Âu ghi nhận có trung bình 5,5 ca và Mỹ là 11,4 ca tử vong.
Chiến lược gia về an toàn giao thông của Thụy Điển, Matts-Ake Belin cho biết, vấn đề kỹ thuật đường sá được quan tâm nhiều hơn việc nghĩ ra các chính sách pháp luật để răn đe người vi phạm giao thông. Cụ thể, chính phủ Thụy Điển luôn yêu cầu các nhà thầu cần phải đặt tiêu chí an toàn lên hàng đầu khi xây dựng các công trình đường sá ở quốc gia này. Khi đảm bảo về tiêu chí trên, các tiêu chuẩn về tốc độ và sự tiện lợi mới được đề cập đến.
Được biết, thiết kế đường sá ở Thụy Điển có dạng “2+1” với 2 làn đường cùng chiều và 1 làn đường ngược chiều. Ngoài ra còn có thêm một làn đường phụ dành cho các phương tiện muốn vượt lên trước. Economist cho biết, hệ thống đường sá này đã giúp cho tình hình giao thông nơi đây giảm khoảng 145 ca tử vong trong 10 năm đầu thực hiện Vision Zero.
Cùng với thiết kế 2+1, Thụy Điển còn thi công thêm 12.600 đoạn giao cắt an toàn, kể cả các cầu vượt dành cho người đi bộ và đường sọc vằn bao quanh là đèn nhấp nháy cảnh báo va chạm. nhờ vậy, số lượng người đi bộ tử vong do tai nạn giao thông đã giảm một nửa trong 5 năm đầu thực hiện.
Những chính sách khác
Ngoài cải tiến hệ thống đường bộ, chính phủ Thụy Điển còn tập trung phát triển nhiều kỹ thuật công nghệ cao hỗ trợ người lái khi tham gia giao thông. Dây đeo an toàn 3 điểm cho tài xế với khả năng làm giảm rủi ro khi tai nạn xảy ra, lắp đặt các hệ thống cảnh báo an toàn mới,… là những nỗ lực của chính phủ với mỗi tài xế khi điều khiển xe trên đường.
Bên cạnh đó, các chuyên gia về an toàn giao thông còn hướng đến tìm ra các giải pháp hữu hiệu, giúp giảm số vụ tai nạn xuống mức thấp nhất khi những mẫu xe không người lái sắp trở thành phương tiện tương lai. Hành động thiết thực nhất là việc Bộ GTVT Thụy Điển với hãng xe Volvo khi tổ chức thí điểm sử dụng xe tự lái ở Gothenburg trong năm nay. Từ đó, họ sẽ tìm ra những nguy hiểm có thể xảy ra khi xe tự lái hoạt động và có cách giải quyết trước khi đưa nó vào sử dụng chính thức ở quốc gia này.
Luật giao thông ở Thụy Điển đóng vai trò lớn trong kế hoạch Vision Zero. Theo đó, bộ luật quy định cấm lái xe khi sử dụng rượu bia hay các chất chứa cồn, giảm 0,25% tỷ lệ tai nạn giao thông. Khi tham gia giao thông, người điều khiển xe phải đội mũ bảo hiểm, người đi xe đạp cần tự giác đi đúng làn đường dành riêng hay tốc độ giới hạn sẽ bị giảm khi xe lưu thông trong nội thành cũng như các khu vực dân cư đông đúc. Vấn đề giáo dục ý thức giao thông cho trẻ em cũng được quốc gia châu Âu này đặc biệt quan tâm.
Vision Zero đã mang đến cho Thụy Điển những tín hiệu đáng mừng của tình hình giao thông đường bộ. Các quốc gia trên thế giới đã và đang nghiên cứu mô hình giao thông của Thụy Điển để áp dụng như Autralia, New Zealan, Đức, Mỹ, Canada,…