Ô tô nội đồng loạt giảm mạnh, xe nhập gặp khó: Tết này xế hộp giá rẻ

| Thị trường
Xếp hạng 4.2 - 9 đánh giá

Trường Hải, Toyota Việt Nam, Ford Việt Nam, Hyundai Thành Công,... công bố giảm giá cho hàng loạt mẫu xe mới, với mức giá giảm đáng kể, đón đầu năm 2018. Với chính sách mới, nhất là khi thuế nhập khẩu linh kiện về 0%, sẽ khuyến khích và duy trì sản xuất lắp ráp ô tô trong nước.

Đồng loạt bán giá ưu đãi của năm 2018

Công ty Trường Hải vừa ra mắt mẫu Mazda CX-5 Ford Việt Nam lắp ráp trong nước, gồm 3 phiên bản sử dụng động cơ 2.0L và 2.5L, giá bán từ 879-989 triệu đồng.

Nếu so với lần ra mắt trước vào đầu năm 2016, với mức giá công bố từ 1,04-1,1 tỷ đồng, thì lần này giá Mazda CX-5 đã giảm đáng kể. Mức giá này cũng không cao hơn nhiều so với giá những phiên bản cũ đã giảm kịch sàn hiện nay. Giá không chỉ giảm, mà mẫu xe mới còn được tích hợp nhiều tính năng hiện đại hơn hẳn.

Giá xe giảm mạnh, được cho là tính dựa trên cơ sở thuế nhập khẩu bộ linh kiện giảm về mức 0% vào 2018.

Ô tô nội đồng loạt giảm mạnh, xe nhập gặp khó: Tết này xế hộp giá rẻ

Ô tô trong nước giảm giá mạnh ngay từ cuối năm để đón đầu 2018

Trước đó, Công ty Toyota Việt Nam đã công bố giá bán lẻ mới dành cho năm 2018 đối với các mẫu xe lắp ráp trong nước. Nhiều mẫu xe giảm giá từ 3-9% và áp dụng ngay từ 1/11/2017. Theo bảng giá mới, ngoài mẫu Camry, tất cả các mẫu xe đang được Toyota Việt Nam lắp ráp như Vios, Innova, Corolla đều được điều chỉnh giảm giá từ 24-58 triệu đồng.

Ford Việt Nam, từ đầu tháng 11, cũng giảm giá 3 mẫu xe lắp ráp trong nước là EcoSport, Ford Fiesta và Ford Focus từ 20-50 triệu đồng. Mặc dù không công bố đây là giá bán lẻ của năm 2018, nhưng Ford Việt Nam cho hay giảm giá để thể hiện mong muốn khách hàng có thể sở hữu xe Ford với giá ưu đãi của năm 2018, ngay từ năm 2017.

Hyundai Thành Công đã giảm giá mạnh mẫu Tucson 2017 lắp ráp trong nước.  Theo đó, cả 4 phiên bản Tucson 2017 đều được giảm từ 85-130 triệu đồng, trở thành mẫu crossover 5 chỗ, rẻ nhất tại Việt Nam hiện nay.

Từ ngày 21/11, giá bán lẻ của mẫu Hyundai Grand i10 do Hyundai Thành Công lắp ráp trong nước cũng đồng loạt giảm mạnh. Tất cả 9 phiên bản đều giảm giá. Mức giảm thấp nhất 20 triệu đồng, cao nhất lên đến 40 triệu đồng.

Như vậy, các DN đã đón đầu việc giảm thuế nhập khẩu bộ linh kiện CKD bằng việc giảm giá xe. Ông Toru Kinoshita, Tổng giám đốc Công ty Toyota Việt Nam, cho biết, hiện nay linh kiện của Toyota Việt Nam chủ yếu nhập từ ASEAN, đã được hưởng thuế suất 0%, chỉ còn một lượng rất nhỏ phụ tùng thì chưa. Đây là cơ sở để Toyota Việt Nam công bố giảm giá xe lắp ráp trong nước cho năm 2018.

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng cho biết đã trình Chính phủ xem xét ban hành nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 122 về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Theo đó, giảm thuế xuất thuế nhập khẩu ưu đãi, đối với toàn bộ linh kiện ô tô nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được, xuống 0%, trong giai đoạn 5 năm (từ 2018-2022) và gắn với điều kiện sản lượng xe phải sản xuất lắp ráp hàng năm.

Gồng sức đấu xe nhập khẩu

Để “đấu” với xe nhập ngoại, thời gian qua, các DN ô tô đã đề nghị Chính phủ, bỏ thuế nhập khẩu linh kiện từ các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc,... nhằm giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành.

ô tô trong nước,ô tô nhập khẩu,thuế nhập khẩu ô tô,ô tô giảm giá,ô tô đại hạ giá,linh kiện ô tô,nội địa hóa,sản xuất lắp ráp ô tô

Ô tô nội đồng loạt giảm mạnh, xe nhập gặp khó: Tết này xế hộp giá rẻ

Doanh số xe “nội” đang có sự tăng trưởng mạnh từ đầu tháng 11 tới nay

Theo các DN, thuế của bộ linh kiện ô tô  hiện là 15% được giảm về mức 0% thì chi phí giảm mạnh. Ước tính, giá xe ô tô sẽ giảm từ 3-10% tùy từng mẫu, tạo điều kiện cho xe nội cạnh tranh với xe ngoại nhập.

Một loạt mẫu xe sản xuất lắp ráp trong nước giảm giá, đã tạo ra sức hấp dẫn với người tiêu dùng, đặc biệt là những mẫu xe mới được trang bị nhiều tính năng hiện đại. Nhiều mẫu xe có số lượng đơn đặt hàng lớn. Xe “nội” đang có sự tăng trưởng mạnh từ đầu tháng 11 tới nay, giám đốc marketing một DN ô tô cho biết.

Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Ô tô Trường Hải, cho rằng, thuế suất thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc về 0% vào năm 2018, cùng với việc điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu linh kiện về 0%, sẽ khuyến khích và duy trì sản xuất lắp ráp ô tô trong nước.

Theo ông Dương, với các chính sách hợp lý của Nhà nước, các DN vẫn có thể duy trì và phát triển sản xuất ô tô tại Việt Nam. Như vậy, sẽ tránh được hiện tượng, hàng chục nghìn lao động có nguy cơ mất việc làm và Việt Nam sẽ không thể phát triển được ngành công nghiệp ô tô.

Sắp tới, một loạt chính sách với sản xuất ô tô trong nước cũng được xem xét ban hành, như điều chỉnh thuế thu nhập DN với các dự án sản xuất, lắp ráp ô tô có quy mô lớn, không phân biệt địa bàn đầu tư; áp dụng các chính sách khuyến khích về tín dụng đầu tư đối với hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô,... Các chính sách này thành hiện thực sẽ giúp thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô trong nước phát triển, tạo điều kiện giảm giá xe.

Với thị trường phát triển nhanh, đây là cơ hội để phát triển công nghiệp hỗ trợ, gia tăng tỷ lệ nội địa hoá. Chính sự phát triển công nghiệp hỗ trợ với tỷ lệ nội địa hoá cao mới mang lại giá trị cho nền kinh tế, như tạo việc làm, đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng, chuyên môn kỹ thuật, phát triển các ngành công nghiệp khác, đặc biệt là cơ khí, điện tử, hóa chất, giảm nhập siêu,...

Các DN khẳng định sẽ phấn đấu giảm giá bán để cạnh tranh, giành thị phần. Sắp tới những mẫu xe sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam, sẽ có giá bán rất cạnh tranh và người tiêu dùng được hưởng lợi.

SourceTinXe