Thị trường ô tô 2018: thế cân bằng giữa 2 nhóm xe CKC và CBU được tạo nên như thế nào?

| Thị trường
Xếp hạng 3.8 - 9 đánh giá

Năm 2018 là mốc thời gian quan trọng đối với thị trường ô tô Việt Nam khi mà Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) sẽ bắt đầu có hiệu lực. Bên cạnh những cơ hội đang chờ đợi trong thời điểm này cũng có nhiều thách thức mà thị trường ô tô Việt Nam sẽ phải đối mặt.

Thị trường ô tô 2018: thế cân bằng giữa 2 nhóm xe CKC và CBU được tạo nên như thế nào?

Hiệp định Thương mại hóa ASEAN (ATIGA) cơ hội và thách thức

Sở dĩ đây là Hiệp định được nhiều người mong đợi là bởi theo Hiệp định này, hàng rào thuế của các mặt hàng nhập khẩu trong khu vực Đông Nam Á sẽ được gỡ bỏ hay thuế nhập khẩu trong khu vực Đông Nam Á sẽ còn 0%.

Đây là cơ hội lớn để người tiêu dùng Việt Nam có thể mua được xe nhập khẩu ngyên chiếc (CBU) từ các nước Thái Lan, Malaysia với giá rẻ. Đây có thể coi là cú huých mạnh mẽ cho ngành ô tô nhập khẩu có sức tăng trưởng mạnh mẽ, con đường để ô tô nhập khẩu về Việt Nam được mở rộng.

Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân gây nên sức ép đối với ô tô sản xuất trong nước (CKD). Khi mà lượng xe nhập khẩu ồ ạt tràn vào trong nước thì thị trường xe CKD khó lòng có thể cạnh tranh, điều này gây nên sự mất cân đối trong thị trường.

Chính phủ tạo thế cân bằng trên thị trường như thế nào

Để ATIGA có hiệu quả cao nhất cho nền kinh tế, Chính phủ buộc phải đưa ra những hướng giải quyết nhằm tạo thế cân bằng cho xe CBU và CKD trong thị trường ô tô Việt Nam.

Trước tiên là Nghị Định 116 quy định về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu linh kiện và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ôtô có hiệu lực từ ngày 17/10/2017. Theo Nghị định này, đối với mỗi lô hàng nhập khẩu cùng một loại xe đều phải thực hiện hoạt động kiểm định ngẫu nhiên trên một chiếc xe. Quy định này sẽ khiến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô bị chậm trễ hàng tháng trời, đồng thời cũng gây nên những tốn kém không nhỏ về tài chính và đẩy giá bán xe tăng lên. Tuy nhiên, đây được xem là rào cản kỹ thuật nhằm làm chậm lại tốc độ tăng trưởng của ô tô nhập khẩu.

Bên cạnh việc làm hẹp lại con đường xe nhập khẩu, Nghị Định 122 được chính phủ ban hành và bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2018 lại mở rộng con đường để xe CKD có cơ hội tăng trưởng.

Thị trường ô tô 2018: thế cân bằng giữa 2 nhóm xe CKC và CBU được tạo nên như thế nào?

Theo Nghị định 122, thuế suất thuế nhập khẩu các loại linh kiện (và có thể là cả cụm linh kiện) ôtô mà trong nước chưa sản xuất được sẽ giảm về 0% trong vòng 5 năm. Đây sẽ là một thuận lợi lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất ôtô trong nước. Tuy nhiên, nghị định mới cũng không hoàn toàn "bảo hộ" ôtô CKD mà chỉ các hãng xe thực sự nỗ lực trong hoạt động sản xuất mới có thể được hưởng bởi theo như đề xuất của Bộ Tài chính, để được hưởng thuế nhập khẩu linh kiện 0%, các hãng xe phải đáp ứng nhiều điều kiện, trong đó có yêu cầu về các mức sản lượng tối thiểu và tỷ lệ nội địa hóa tối thiểu của từng loại xe.

Có thể nói, đứng trước những cơ hội và thách thức từ ATIGA trong năm 2018, Chính phủ đã phải ban hành những quy định mới như một giải pháp để cân bằng hơn giữa hai nhóm xe nhập khẩu (CBU) và lắp ráp trong nước (CKD). Bước sang năm 2018, để có thể tồn tại và phát triển, rõ ràng các hãng xe cả nhập khẩu và sản xuất trong nước buộc phải quan tâm tuyệt đối đến chất lượng hàng hóa của mình.

SourceTinXe