Mất 4 năm để người Việt sở hữu một chiếc xe hơi

| Thị trường
Xếp hạng 4.3 - 9 đánh giá

Mức độ phát triển kinh tế giữa các nước khác nhau, dẫn đến thu nhập của lao động khác nhau. Đồng thời sự khác nhau này cũng tạo ra sự chênh lệch trong thời gian sở hữu xe hơi của người dùng ở các thị trường. Theo đó, người lao động Việt phải cần đến 4 năm tích góp mới có thể mua xe hơi giá rẻ.

Mất 4 năm để người Việt sở hữu một chiếc xe hơi

Mất 4 năm để người Việt sở hữu một chiếc

sẽ là mẫu xe được đưa ra trong bài viết dưới đây, nhằm so sánh sự chênh lệch thời gian sở hữu xe hơi giữa Việt Nam và các nước.

Tại thị trường Việt Nam, KIA Morning bản tiêu chuẩn được phân phối chính hãng với giá tầm 305 triệu VND (khoảng 13.390 USD). Mức giá này chưa tính các khoản thuế.

Thống kê bảng lương trung bình của các nước năm 2016 của OEDC cho thấy, người Mỹ với mức thu nhập 60.154 USD/năm và khoảng 1.253 USD/tuần sẽ chỉ cần 11 tuần để có thể “tậu” một chiếc xe hơi có giá như trên.

Trong khi đó, người lao động Việt có mức lương trung bình khoảng 6,03 triệu đồng/tháng, khoảng 1,5 triệu đồng/tuần thì phải mất đến 203 tuần (khoảng gần 4 năm) để sở hữu một chiếc KIA Morning tiêu chuẩn. Số liệu này được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thống kê vào năm 2016.

Người lao động ở các nước khác trên thế giới cũng có thời gian sở hữu xe hơi ngắn hơn Việt Nam. Thị trường Hong Kong và Singapore chỉ cần hơn 16 tuần là có thể mua xe hơi giá rẻ. Mức thu nhập bình quân đầu người ở 2 quốc gia châu Á này hiện là 834 USD/tuần.

Mất 4 năm để người Việt sở hữu một chiếc xe hơi

Ở thị trường xe hơi lớn nhất thế giới, người lao động Trung Quốc có mức lương trung bình khoảng 180,6 USD/tuần và chỉ phải mất hơn 74 tuần để mua xe.

Ngược lại, người dân Ấn Độ phải lao động hơn 374 tuần (hơn 7 năm) để sở hữu một chiếc KIA Morning giá rẻ ở trên.

Có thể nói, thời gian sở hữu một chiếc xe quá dài khiến cho người lao động Việt mặc định xe hơi là một tài sản hơn là một phương tiện di chuyển. Điều này cũng lý giải cho nhu cầu khi mua xe của người Việt hướng đến tính giá trị thương hiệu, tính kinh tế và khả năng giữ giá hơn là cảm giác lái cũng như tính năng tiện ích của xe.

SourceTinXe