Lốp và phanh cũng bị kiểm soát chặt chẽ để chống ô nhiễm môi trường
Những nỗ lực giải quyết vấn đề phát thải xe hơi tiếp theo có thể là giảm các hạt bụi nhỏ sinh ra do lốp xe bị mòn.
Lốp và phanh cũng bị kiểm soát chặt chẽ để chống ô nhiễm môi trường
Các nhà sản xuất xe hơi có thể phải đối mặt với những giới hạn đưa ra trong quá trình sản xuất các loại lốp và phanh trong tương lai. Như các chuyên gia dự đoán thì các nhà lập pháp sẽ sớm chuyển sự chú ý của họ sang lượng chất thải hạt sinh ra từ các bộ phận này.
Một báo cáo mới đây của Tổ chức Vận tải London và Cơ quan Greater London cho thấy lượng phát thải sinh ra các loại hạt bụi PM2.5 gây ra 29.000 trường hợp tử vong sớm ở Anh và được thừa nhận rộng rãi là chất gây ô nhiễm có ảnh hưởng lớn nhất đến sức khỏe con người.
Phát thải các hạt nhỏ có liên quan đến việc sử dụng bếp lò, xây dựng và ngành giao thông - đặc biệt là do mòn lốp xe. Tại các thành phố như London, xe cộ "đóng góp" hơn một nửa lượng phát thải PM2.5, điều nay vốn dĩ đã vi phạm các giới hạn ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới quy định.
Khi ngành giao thông chuyển sang sử dụng xe điện, lượng khí thải nitơ và ôxit cacbon sẽ giảm đáng kể, và sự phát thải từ lốp xe và phanh trở thành mối quan tâm tiềm ẩn. Báo cáo ước tính rằng đến năm 2030, 90% phát thải PM2.5 liên quan đến vận tải sẽ đến từ các bộ phận này. Cũng theo báo cáo này thì cần có thêm các bộ luật quốc gia và quốc tế để kiềm chế ô nhiễm không khí tại địa phương.
Celine Cluzel, phó giám đốc môi trường và tư vấn của Element Energy, cho biết: "Một khi 90% lượng khí thải nguy hiểm là do sự hao mòn thì việc tiến hành điều tra về vật liệu và quá trình mài mòn là hợp lý. Tuy nhiên, quy định về lốp xe sẽ không phải là điều kiện của các thành phố mà là để Chính phủ Trung ương và Ủy ban châu Âu thiết lập các quy định giới hạn."
Bên cạnh đó, hiệp hội các nhà sản xuất cao su châu Âu thì cho rằng các nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra các hạt sinh ra do lốp bị mài mòn không đóng góp đáng kể vào các mức PM10 và PM2.5. Hiệp hội nói thêm rằng việc thử nghiệm trên chuột đã phát hiện ra nó "không gây hại cho phổi".