Lợi nhuận của Nissan trượt dốc trong quý III
Trong quý gần đây, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Nissan giảm đến 22% do khoản phí dành cho vụ giải tỏa túi khí Takata và thu hồi xe ở Nhật Bản.
Một vài nguyên nhân khác bắt nguồn từ việc đưa ra mức ưu đãi cao hơn trong khi doanh số trượt dốc ở thị trường chủ chốt Bắc Mỹ của Nissan.
Lợi nhuận của Nissan trượt dốc trong quý III
Nhà sản xuất ô tô lớn thứ hai của Nhật Bản cho biết: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đã giảm xuống còn 128,5 tỷ Yên (tương đương 1,14 tỷ USD) trong quý III kết thúc vào ngày 30/9. Trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9, tổng thu nhập của hãng đã giảm 3,1% xuống còn 141,6 tỷ Yên (1,26 tỷ USD). Đồng thời, với mức doanh thu bán lẻ toàn cầu tăng 4,2 % với 1,38 triệu chiếc xe được bán ra, điều đó đã khiến doanh thu toàn cầu của Nissan tăng 8,5% lên tới 2,89 nghìn tỷ Yên (25,7 tỷ USD).
Trong khi công bố kết quả, giám đốc điều hành Hiroto Saikawa cho biết các khoản phí đặc biệt đã khiến Nissan “lao đao” trong quý này. Cụ thể, công ty của ông đã phải cắt giảm đển 40,8 tỷ Yên (362,6 triệu USD) để giải quyết hai vấn đề.
Khoản chi đầu tiên là để giải quyết vụ kiện tập thể ở Hoa Kỳ đối với các nhà sản xuất ô tô sử dụng túi khí bị lỗi của nhà cung cấp Takata Corp. Khoản còn lại là để chi trả cho việc thu hồi hơn 1,2 triệu xe ở Nhật Bản để kiểm tra lại. Vào tháng 9, sau khi phát hiện ra rằng các nhân viên không có giấy chứng nhận của Bộ giao thông Nhật đã tiến hành phê duyệt các quy trình kiểm tra lần cuối tại các nhà máy ở Nhật Bản. Điều đó vi phạm các nguyên tắc và buộc Nhật Bản phải đưa ra quyết định thu hồi xe.
Bên cạnh đó, chi phí dành cho tiếp thị và bán hàng tăng lên đã khiến lợi nhuận trong quý giảm thêm 45,2 tỷ Yên (401,7 triệu USD). Nissan đang phải đấu tranh chống lại nhu cầu làm “mềm” giá tại thị trường Mỹ- nơi mà spiff (số tiền phải trả cho các nhà bán buôn vì những đóng góp marketing dưới hình thức phiếu tặng quà hay thẻ mua hàng) đang gia tăng và là nơi có lượng tiêu thụ bị gián đoạn bởi các cơn bão.
Trích dẫn trong bảng báo cáo chi phí thu hồi của Nhật Bản, Nissan đã phải cắt giảm lợi nhuận hoạt động của năm tài chính kết thúc vào ngày 31/3/2018. Cụ thể, dự kiến lợi nhuận hoạt động trong năm tài chính này sẽ giảm đi 13%, tức là xuống còn 645,0 tỷ Yên (5,73 tỷ USD). Trong dự báo trước đó, lợi nhuận hoạt động sẽ chỉ còn 7,7%.
Tình hình của Nissan Bắc Mỹ
Bắc Mỹ vừa là thị trường lớn nhất của Nissan, đồng thời cũng vừa là một nguồn thu đáng kể. Tại đây, trong quý thứ hai của năm tài khoá, doanh thu bán lẻ đã giảm 2,2% xuống còn 377.000 chiếc. Vì thế, lợi nhuận hoạt động ở khu vực Bắc Mỹ đã giảm một nửa xuống còn 32 tỷ Yên (284,4 triệu USD). Saikawa cho biết: "Ở thị trường Mỹ, chúng tôi đang chứng kiến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Bên cạnh đó, cạnh tranh ưu đãi cũng cực kỳ khốc liệt. Vì thế chúng rôi cần phải tập trung vào việc ổn định lợi nhuận. "
Tại châu Âu, doanh thu bán lẻ tăng 6,3% lên 190.000 chiếc. Trong khi đó, doanh thu khu vực lại giảm hoạt động xuống còn 2,5 tỉ Yên (tương đương 22,2 triệu USD) do việc thua lỗ 5.2 tỉ Yên (46,2 triệu USD) vào năm ngoái.
Trong quá trình phác thảo tài chính, Saikawa cũng đưa ra các chi tiết mới về kế hoạch kinh doanh trung hạn đầu tiên kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 4. Cụ thể, Nissan đã đưa ra một bản “nhá hàng” vào tháng 5 và đã có kế hoạch trình làng vào mùa thu năm nay, nhưng nó bị trì hoãn sau khi có thông báo về vấn đề trong khâu kiểm duyệt chất lượng của Nhật Bản.
Theo như lộ trình sáu năm có tên gọi "M.O.V.E to 2022" của Saikawa , Nissan phải bỏ qua hầu hết các mục tiêu về số lượng được nêu chi tiết trong kế hoạch kinh doanh trước đó của người tiền nhiệm Carlos Ghosn. Thay vào đó, hãng xe Nhật Bản sẽ theo đuổi hướng tăng trưởng bền vững và duy trì mức lợi nhuận luôn nằm ở mức chắc chắn.
Trong năm 2011, Ghosn đã đề ra một số mục tiêu trong kế hoạch kinh doanh, bao gồm: 8% lợi nhuận hoạt động và 8% thị phần toàn cầu. Saikawa cho biết mục tiêu đầu tiên của ông là để giữ thăng bằng cho Nissan với tỷ suất lợi nhuận hoạt động là 8%. Và theo Nissan, nó được gọi là "điều kiện kinh tế lý tưởng".
Việc cần làm kế tiếp là nâng doanh thu toàn cầu lên 16,5 nghìn tỷ Yên (tương ứng 146,6 tỷ USD) trong năm tài chính kết thúc vào 31 tháng 3 năm sau. Con số này vượt xa mức mà Nissan đã đạt ra trước đó là 12,8 nghìn tỷ yên (113,75 tỷ USD). Bên cạnh đó, Nissan vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu thị phần toàn cầu 8% của mình khi thực hiện kế hoạch kinh doanh trung hạn. Nissan có thể sẽ tăng thị phần ở Trung Quốc từ mức 5% hiện tại lên 8%. Tuy nhiên, Saikawa đã đưa ra mô tả về việc mở rộng hướng đi của thị phần nhiều hơn thay vì đưa ra kết quả của việc quản lý cẩn thận.
Saikawa nói thêm: "Vấn đề cần quan tâm nhất bây giờ là tăng trưởng ổn định và duy trì một mức độ lợi nhuận nhất định. Chúng tôi sẽ không nâng cao các mục tiêu về số lượng để gắng gượng vươn lên."
Ghosn đã không đạt được tỷ suất lợi nhuận 8 % cũng như mục tiêu thị phần 8 % với kế hoạch kinh doanh Power 88 cũ đã kết thúc vào 31/3 năm nay. Do đó, Saikawa cùng với các chiến hữu sẽ phải làm rất nhiều “bài tập về nhà” còn sót lại.
Mặt khác, vào cuối quý thứ hai của năm tài khoá, biên lợi nhuận hoạt động của Nissan vẫn đạt được mục tiêu ở mức 5,6%, trong khi thị phần toàn cầu cũng đang bị tụt hậu, cụ thể chỉ đạt 6,0%.