Uy tín giảm mạnh khi Subaru nhận lỗi trong khâu kiểm tra sản xuất

| Thị trường
Xếp hạng 4.3 - 9 đánh giá

Subaru nối gót Nissan khi thừa nhận sai sót trong việc giao cho người không đủ năng lực kiểm tra khâu sản xuất cuối cùng trước khi sản phẩm đến tay người dùng.

Uy tín giảm mạnh khi Subaru nhận lỗi trong khâu kiểm tra sản xuất

Uy tín giảm mạnh khi nhận lỗi trong khâu kiểm tra sản xuất

Subaru có đến 245 thanh tra cho việc rà soát khâu sản xuất cuối cùng ở các nhà máy đặt tại Gunma (Nhật Bản). Song, trong báo cáo vừa gửi cho Bộ Đất đai, Cơ sở Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản, Subaru đã tiết lộ về việc có đến 8 người không đạt năng lực chuyên môn tham gia vào công việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng. Vụ việc này đã kéo dài trong suốt 4 năm trở lại đây.

Sau khi có kết quả từ cơ quan điều tra vào ngày 30/10, Subaru sẽ tiến hành triệu hồi khoảng 225.000 xe sản xuất trong 3 năm (đến ngày 3/10/2017) ở Nhật. Phó giám đốc phụ trách kiểm tra chất lượng, ông Atsushi Osaki cho biết, đợt triệu hồi này sẽ làm cho Subaru tổn thất đến 44 triệu USD. Các dòng xe trong diện triệu hồi bao gồm BRZ, Outback, Impreza, Forester, Legacy, XV,..

Trước đó, cũng từng nhận lỗi về việc tiếp tục phát hiện những sai sót trong khâu kiểm tra cuối cùng ngay cả khi đã bị “tuýt còi”. Hậu quả là Nissan buộc phải tạm dừng mọi hoạt động sản xuất xe ở thị trường Nhật Bản. Sự việc của Subaru mới đây càng làm suy giảm uy tín của các doanh nghiệp ô tô nói riêng và ngành công nghiệp Nhật Bản nói chung.

Uy tín giảm mạnh khi Subaru nhận lỗi trong khâu kiểm tra sản xuất

Trong cuộc họp báo ngày 27/10, chủ tịch Subaru Yasuyuki Yoshinaga đã bày tỏ sự nuối tiếc với vụ việc này. Ông cũng cho biết Subaru đã trở thành một phần trong việc làm suy giảm uy tín của ngành công nghiệp Nhật Bản.

Theo Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải Keiichi Ishii, sự việc này càng dấy lên những mối nghi ngờ về hệ thống kiểm định và chứng nhận của ngành công nghiệp. Bộ GTVT quy định các nhà sản xuất, các doanh nghiệp phải xác nhận về năng lực của các thanh tra viên của họ sau khi được đào tạo bài bản. Bộ GTVT không giải thích cụ thể về yếu tố của việc đào tạo bài bản và giao cho các công ty tự quy định. Như vậy, Subaru và Nissan đã vi phạm nguyên tắc về năng lực của những thanh tra viên.

Bộ GTVT Nhật Bản đã yêu cầu các hãng xe khác kiểm tra lại quy trình kiểm định chất lượng sau vụ việc của Nissan. Honda, Toyota, Suzuki, Mitsubishi, Mazda và Daihatsu hiện chưa phát hiện sai phạm nào, theo tờ Thời báo kinh doanh Nhật Bản. 

SourceTinXe