Sửa luật để xử lý nghiêm các trường hợp tai nạn giao thông do rượu bia
Mỗi ngày, ở nước ta, rất nhiều người ra đường và không quay về nữa vì tai nạn giao thông. Trong đó, các vụ tai nạn giao thông xảy ra có liên quan đến rượu bia chiếm tỉ lệ lớn. Điển hình, một người sức khỏe bình thường uống 1 lon bia khoảng 330ml thì nguy cơ vi phạm đã tăng lên 3 lần, uống 6 chai thì nguy cơ vi phạm lại tăng lên khoảng 15 lần, rất nguy hiểm.
Khi uống 1 lon bia tương đương cồn 50mg/100ml máu - Đồ họa: N.KH.
Thực trạng xử lý lái xe khi uống rượu bia
Hiện nay, chúng ta mới chỉ tập trung vào công cụ hành chính là phạt tiền, phạt xong là hồ sơ lái xe lại như mới. Như vậy thì tác dụng giáo dục răn đe chưa cao. Bởi vậy, để công tác thực thi pháp Luật có hiệu quả, vấn đề mấu chốt là phải quản lý được tái phạm và Xử Phạt lũy tiến với các vi phạm tái phạm, cưỡng chế thực thi nếu cần thiết.
Sử dụng rượu bia quá mức quy định khi điều khiển phương tiện cơ giới là vi phạm rất nghiêm trọng. Phương tiện cơ giới là nguồn nguy hiểm cao độ và bao gồm cả ôtô lẫn xe máy. Bởi vậy không có lý do gì để xe máy ở ngoài các giải pháp này.
Pháp luật vẫn cho phép người điều khiển xe máy được phép uống rượu bia trong giới hạn nhất định. Nhưng việc cấm tuyệt đối người điều khiển xe máy uống rượu bia như với ôtô là vấn đề vẫn còn tiếp tục gây tranh luận trên thế giới. Đương nhiên, trường hợp tốt nhất về mặt an toàn là cấm tuyệt đối không sử dụng rượu bia khi lái xe. Các quốc gia như Cộng hòa Czech, Romania, Hungary và Slovakia đã áp dụng chính sách này. Đức mặc dù áp dụng mức 50mg/lít khí thở nhưng cũng cấm tuyệt đối với những lái xe mới trong vòng 2 năm kể từ khi nhận bằng lái.
Những quốc gia như Nhật Bản, Singapore... áp dụng khung hình phạt rất cao với hành vi sử dụng rượu bia khi lái xe
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, sử dụng rượu bia vượt quá mức quy định gây tai nạn chết 2 người chỉ có thể xử lý với khung hình phạt cao nhất là 10 năm chứ không thể truy tố theo tội danh giết người.
Nhìn nhận vào thực tế, có thể thấy các quy định về hành vi vi phạm trong luật hiện nay chưa đủ nghiêm dẫn đến người vi phạm coi thường luật. Những hậu quả thiệt hại từ Tai Nạn Giao Thông gây ra quá lớn cho xã hội mà rượu bia là một trong những nguyên nhân chính.Việc sử dụng rượu bia khi lái xe gây tai nạn giao thông cần cấu thành một khung riêng với mức án đến tới chung thân hoặc tử hình thì mới đủ sức răn đe với người vi phạm.
Đã đến lúc các cơ quan cần sửa đổi luật theo hướng xử thật nghiêm các trường hợp này, cần thiết nên quy định: chỉ cần uống rượu bia vượt quá mức quy định hoặc số lần vượt quá 2 lần ở mức xử phạt hình chính thì lái xe phải chịu trách nhiệm hình sự.
Để ngăn chặn tình trạng uống rượu bia rồi lái xe, Nghị định 46 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt; Luật giao thông đường bộ cũng được bổ sung các chế tài tăng nặng với hành vi người lái xe sử dụng rượu bia, ma túy điều khiển phương tiện, để hạn chế những vụ tai nạn giao thông thảm khốc đang trong quá trình sửa đổi được đề xuất tăng mức phạt hành vi này từ mức tối đa 18 triệu đồng lên 40 triệu đồng.
Muốn áp dụng thì phải sửa luật. Vì hiện nay, luật chỉ cho phép tước bằng từ 1-6 tháng, chứ không có quy định tước vĩnh viễn, cũng không có quy định vĩnh viễn không cấp lại bằng.
Có thể thấy, những chế tài như tước bằng lái vĩnh viễn, buộc tài xế uống rượu bia đi lao động công ích đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng và đem lại hiệu quả rõ rệt. Còn tại Việt Nam, đề xuất này không chỉ nhận được sự đồng thuận của các đại biểu, mà còn nhận được sự ủng hộ của người dân.
Tăng mức xử phạt đối với lái xe uống rượu bia
Trước việc liên tiếp xảy ra các vụ tài xế ô tô say xỉn đâm chết người, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu cơ quan chức năng nghiên cứu tăng mức phạt đối với hành vi uống rượu bia khi lái xe.
Nguyên nhân ban đầu của một số vụ tai nạn giao thông cho thấy có tình trạng người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia dẫn đến trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép. Để chấn chỉnh tình trạng trên, Bộ Giao thông thông Vận tải chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc đơn vị trong ngành giao thông không được sử dụng rượu, bia, chất có cồn khác trong thời gian làm nhiệm vụ; thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, đặc biệt là không sử dụng rượu, bia, chất có cồn khác khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm.
Bộ Giao thông Vận tải chỉ thị về việc tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm liên quan đến việc sử dụng rượu, bia khi làm nhiệm vụ, điều khiển phương tiện tham gia giao thông và yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp với Vụ An toàn giao thông và các đơn vị có liên quan trong quá trình xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016.
Theo chỉ đạo này, Tổng cục Đường bộ có trách nhiệm phối hợp với Sở Giao thông Vận tải(GTVT) các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kiểm tra người điều khiển phương tiện trước khi xuất bến tại các bến xe, đầu nguồn hàng; xử lý nghiêm theo quy định đối với các trường hợp vi phạm, đặc biệt là vi phạm nồng độ cồn, phối hợp với Cảnh sát giao thông xử lý người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép.
Logo “Đã uống rượu bia thì không lái xe” trên áo những người đến viếng tang của nạn nhân tai nạn giao thông. Dự kiến có trên 1 triệu logo này được Ủy ban An toàn giao thông quốc gia gửi tới các tài xế - Ảnh: VIỆT DŨNG
Bên cạnh đó, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Ủy ban An toàn giao thông Quốc vận động người dân thực hiện khẩu hiệu “Đã uống rượu, bia – Không lái xe”, khẩn trương phối hợp với các đơn vị xây dựng Kế hoạch tuyên truyền, phòng chống và xử lý vi phạm quy định pháp luật về nồng độ cồn đối với người lái xe cơ giới đường bộ năm 2019 và kỳ cao điểm Tết Dương Lịch, Tết Nguyên Đán và Lễ Hội Xuân năm 2020 trình Lãnh đạo Ủy ban ký ban hành.
Đối với các cơ quan, đơn vị trong ngành Giao thông Vận tải (GTVT), Bộ trưởng cũng quán triệt thực hiện nghiêm việc không được sử dụng rượu, bia, chất có cồn khác trong thời gian làm nhiệm vụ và khi tham gia giao thông.
Tổng cục Đường bộ phối hợp với Sở Giao thông Vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo lực lượng công chức thanh tra giao thông, Thanh tra giao thông của Sở Giao thông Vận tải tăng cường kiểm tra người điều khiển phương tiện trước khi xuất bến tại các bến xe, đầu nguồn hàng; xử lý nghiêm theo quy định đối với các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, đặc biệt là người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép khi điều khiển phương tiện.
Ngoài ra, các đơn vị nêu trên phối hợp chặt chẽ với Cảnh sát giao thông xử lý đối với người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Thúy Hằng (ANTD)