"Dạo thử" một vòng đường đua F1 tại Hà Nội vào năm 2020

| Thị trường
Xếp hạng 4.1 - 9 đánh giá

Mới đây, ông Lân Phạm - chủ tịch đội đua TrippleX Karting - đã chia sẻ với báo chí những phân tích chi tiết hơn về đường đua F1 sẽ có mặt ở Hà Nội vào năm 2020.

Hoàn thành việc ký hợp đồng vào ngày 7/11 vừa qua, TP Hà Nội chính thức đăng cai tổ chức giải đua xe Công thức 1 (Formula One – F1) từ tháng 4/2020, hợp đồng tổ chức được ký 10 năm và sẽ gia hạn vào năm thứ 8. Với sự kiện lần này, Hà Nội đã chính thức góp mặt trong danh sách 22 thành phố trên thế giới đăng cai tổ chức giải đua danh tiếng toàn cầu này.

Đây là lần đầu  được tổ chức giải đua Công thức 1 danh tiếng toàn cầu, vì vậy, đội ngũ xây dựng đường đua của chúng ta đang rất nỗ lực, để mang lại những trải nghiệm độc đáo và ấn tượng cho các tay đua.

Đường đua F1ở Việt Nam vẫn được xây dựng dựa trên đường phố có sẵn như những chặng đua nổi tiếng ở Monaco, Singapore hay Azerbaijan. Tuy nhiên, điểm khác biệt nằm ở chặng đua tại Hà Nội sẽ chỉ có một nửa là đường giao thông công cộng, nửa còn lại sẽ nằm trên khuôn viên của khu liên hiệp thể thao Mỹ Đình, Hà Nội.

Chặng đua này dài khoảng 5,5 km, với 22 khúc cua độc đáo được xây dựng dựa trên cảm hứng lấy từ những đường đua danh tiếng thế giới hứa hẹn sẽ góp phần làm nên những màn trình diễn đỉnh cao tại giải đua xe công thức 1 năm 2020.

Chặng đua tại Mỹ Đình sẽ có góc cua số 1 và số 2 tương tự với các góc cua ở đường đua Nurburgring của Đức; trong khi góc 12-15 có thiết kế giống đường đua Monaco; góc cua từ 16 đến 19 mang cảm hứng từ đường đua Suzukacủa Nhật Bản; và cuối cùng góc 20-22 sẽ chịu ảnh hưởng từ đường đua Sepang của Malaysia.

Những thông tin này đã được Ban Tổ Chức cùng công ty thiết kế Tilke của Đức, đơn vị đảm nhận phần thiết kế đường đua, chia sẻ vào ngày 7/11 qua. Hiện tại, quá trình thực hiện trọn vẹn một vòng đua tại Formula1 Vietnam Grand Prix 2020 trên lý thuyết đang dần được hé lộ.

BTC còn công bố một video mô phỏng với hình ảnh góc quay từ ghế lái của một chiếc xe đua F1 hoàn thành toàn bộ một vòng đua cũng phần nào mang đến cái nhìn cận cảnh hơn về thiết kế đường đua tại Hà Nội.

Vì là lần đầu tiên F1 đến với Việt Nam, nên bất cứ thông tin gì liên quan tới giải đua này tại Việt Nam đều rất được công chúng quan tâm. Vừa qua, Chủ tịch đội đua TrippleX Karting, ông Lân Phạm đã đưa ra một bài phân tích toàn diện về quá trình những chiếc xe đua F1 hoàn thành chặng đua dài 5,5 km ở Mỹ Đình.

Dựa trên thiết kế đường đua mới nhất ở Việt Nam, các xe đua sẽ đồng loạt tăng tốc ở vị trí xuất phát và nhanh chóng đẩy tốc độ lên tới ngưỡng 300km/h, sau đó phanh thật trễ tại điểm phanh trước cua số 1 đưa vận tốc xuống 110km/h rồi cua trái. Góc cua số 2-3-4 xếp liền nhau như một vòng xoay.

Qua góc cua số 4, đường đua sẽ được nới rộng do chuyển từ phần đường xây mới riêng cho đường đua sang phần đường công cộng sử dụng mặt đường Lê Quang Đạo. Với mặt đường rộng hơn, các tay đua sẽ có cơ hội thay đổi tình thế với những cú vượt.

Tiếp theo, ở đoạn thẳng nối cua số 5 và số 6 dài 800m, các tay đua có thể thoải mái phóng ga lên tới 320 km/h, sau đó, xe sẽ cua phải tại cua số 6 và ngay sau đó là bo trái vào các cua 7-8-9 tương tự như cua 2-3-4.

Ngay sau cua số 9 sẽ lại là một đường đua thẳng dài - đây là đoạn thẳng dài nhất trong số các đường đua F1 hiện tại dù ở khoảng giữa đường có một khúc cong nhẹ tạo thành cua số 10. Khúc cua này khiến chiếc xe buộc phải cắt ngang mặt đường và tiến rất gần vào tường rào. Tay đua cần bình tĩnh để phanh mạnh trước khi vào cua 11 - lực hãm cần đủ để giảm vận tốc chiếc xe từ 340km/h xuống khoảng 70km/h trước khi bo trái vào cua 12 khá gắt.

Thoát được khúc cua số 12, các tay đua sẽ chuẩn bị bước vào màn căng go nhất - thử thách cả xe lẫn người lái, trước đó, tay đua sẽ có một khoảng ngắn để tăng tốc. Đây là đoạn đường được xây mới hoàn toàn với hàng loạt cua trái, phải, trái liên tục, vận tốc tối đa có lúc chạm mức 230km/h. Để có thể trụ vững ở đoạn đường này, những chiếc xe phải được thiết lập khí động học tối ưu để tạo ra lực nén cao giúp chiếc xem vẫn bám đường ở tốc độ cao.

Càng về cuối độ khó của đường đua càng tăng, đoạn đường từ cua 16 đến cua 20 có lẽ sẽ được xây dựng với sự thay đổi về cao độ giữa các khúc, mặt đường chỗ này khá hẹp và uốn lượn liên tục. Vượt qua được đoạn đường khó nhắn nhất này, các xe sẽ hoàn tất một vòng đua sau khi cua trái ở cua 22 và đổ đốc nhẹ về vạch đích.

Đối với những xe quyết định vào khi kỹ thuật trong quá trình đua, đường vào pit sẽ bỏ qua cua 22 trong khi đường thoát khỏi pit lại bỏ qua cua số 1 khiến thời gian vào pit ngắn lại.

Đây sẽ là một yếu tố để các đội cân nhắc trong việc lựa chọn chiến thuật “rút gọn – undercut” hoặc thậm chí tính toán đến việc vào pit thay lốp nhiều hơn một lần. Điều này sẽ giúp chặng đua tại Hà Nội bớt nhàm chán hơn với các chặng đua khác khi các đội chủ trong giữ lốp để chỉ phải vào pit 1 lần.

Tùy thuộc vào việc sắp xếp vị trí xuất phát của số 1 và chiến thuật khi xuất phát có thể sẽ khác nhau. Thông thường vị trí số 1 sẽ nằm trên racing line và trong trường hợp này sẽ là vị trí bên phải mặt đường nơi mặt đường có độ bám tốt nhất. Nếu xe xuất phát ở vị trí số 2 có thể phanh trễ và lên ngang với xe xuất phát từ vị trí Pole chúng ta gần như chắc chắn sẽ được chứng kiến màn so kè xát nhau giữa xe số 1 và xe số 2, hứa hẹn một cuộc so tài vô cùng hấp dẫn.

Nhược Hi (Tuoitrethudo)

SourceXeHay