Lào Cai muốn xây Cảng hàng không Sa Pa gần 5.800 tỷ đồng

| Thị trường
Xếp hạng 4.1 - 9 đánh giá

Cảng hàng không (CHK) Sa Pa, Lào Cai được tỉnh dự kiến tổng chi phí gần 5.800 tỷ đồng và xây dựng theo hình thức xã hội hóa để đẩy nhanh tiến độ.

Trong văn bản gửi , , Tổng công ty Quản lý bay cũng như các bên liên quan, UBND tỉnh khẳng định, sân bay Sa Pa- Lào Cai đã được phê duyệt về quy hoạch.

Theo lãnh đạo tỉnh này, Lào Cai với vị trí là cầu nối giao lưu quốc tế trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và một vành đai kinh tế trên cơ sở phát triển giao thương giữa các tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc.

Lào Cai muốn xây Cảng hàng không Sa Pa gần 5.800 tỷ đồng

Lào Cai muốn đẩy nhanh xây dựng với tổng mức đầu tư gần 5.800 tỷ đồng

Cùng với khu du lịch quốc gia Sa Pa được các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã và đang đàu tư xây dựng các khu nghỉ dưỡng cao cấp, hệ thống cáp treo  Phanxipang, sân golf.....; khu hợp tác kinh tế qua biên giới…

Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh này cũng thừa nhận, là một tỉnh biên giới, Lào Cai gặp phải những khó khăn nhất định trong việc đảm bảo an ninh - quốc phòng, cứu hộ, cứu nạn là rất cần thiết và cấp bách.

Trong khi đó, hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh mới có đường bộ và đường sắt. Vì vậy, Dự án CHK Sa Pa được triển khai đầu tư là nguồn động lực để phát huy hiệu quả các hoạt động kinh tế nêu trên.

 Cùng với hệ thống cảng hàng không toàn quốc, CHK Sa Pa sẽ là sự bổ sung, hoàn thiện thêm mạng lưới giao thông hàng không, góp phần đa dạng hóa các phương thức vận tải, tạo động lực mới thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hơn  nữa kinh tế, xã hội của tỉnh Lào Cai nói riêng và của các tỉnh miền núi Tây Bắc nói chung.

Theo quy hoạch, Cảng hàng không Sa Pa là sân bay lưỡng dụng, việc sớm xây dựng Cảng hàng không Sa Pa là rất cần thiết. Dự án CHK Sa Pa nằm trên địa bàn xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai; diện tích đất sử dụng đất là  371 ha.

Cảng hàng không Sa Pa được đầu tư xây dựng với quy mô sân bay dân dụng cấp 4C. Tổng vốn đầu tư gần  5.779 tỷ đồng (không bao gồm chi phí  xây lắp, trang thiết bị của quốc phòng).

Quy mô dự kiến đầu tư: Giai đoạn 1 (đến năm 2020): Quy mô sân bay cấp 4C, công suất 560.000 khách/năm và 600 tấn hàng hóa/năm; vị trí sân đỗ tầu bay là 2 vị trí; loại máy bay khai thác là A320, A321 và tương đương. Tổng kinh phí đầu tư khoảng 4.745 tỷ đồng (bao gồm kinh phí GPMB của cả dự án).

Giai đoạn 2 (đến năm 2030), quy mô sân bay cấp 4C; công suất 1,585 triệu khách/năm và 2.880 tấn hàng hóa/năm; vị trí sân đỗ tầu bay là 5 vị trí; loại máy bay khai thác là A320, A321 và tương đương. Tổng kinh phí đầu tư khoảng 1.033 tỷ đồng;

Tỉnh Lào Cai cũng đưa ra các phương án đầu tư, trong đó gồm: Phương án 1: Bộ GTVT đầu tư xây dựng toàn bộ cảng hàng không.

Theo phương án này thì Bộ sẽ sử dụng ngân sách Nhà nước hay các nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư. Tuy nhiên trong điều kiện nguồn vốn Nhà nước hạn chế như hiện nay thi tiến độ thực hiện đầu tư dự án này sẽ rất chậm, khó đáp ứng được yêu cầu khai thác theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt.

Phương án 2, đầu tư theo hình thức xã hội hóa (kêu gọi đầu tư từ các nhà đầu tư quan tâm).

Cụ thể, tỉnh Lào Cai sẽ kêu gọi đầu tư kết hợp hỗ trợ từ ngân sách địa phương phần khu bay cùng với giải phóng mặt bằng, tái định cư. Tổng kinh phí khoảng 2.861 tỷ đồng.

Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam nghiên cứu đầu tư hạng mục quản lý bay. Tổng kinh phí cho hạng mục này khoảng 160 tỷ đồng; Tổng Công ty cảng hàng không Việt Nam nghiên cứu đầu tư khu hàng không dân dụng sẽ đầu tư các hạng mục còn lại. Tổng kinh phí khoảng 1.724 tỷ đồng.

Tỉnh Lào Cai kiến nghị, việc đầu tư theo Phương án 2 sẽ thu hút được nguồn lực từ xã hội hóa để đầu tư xây dựng CHK Sa Pa, đồng thời đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án. Do đó, tỉnh này đề nghị Cục Hàng không, Tổng công ty Cảng hàng không và Tổng công ty Quản lý bay tư vấn, hỗ trợ về phương án đầu tư xây dựng CHK Sa Pa để dự án sớm triển khai giai đoạn 1 trước năm 2020.

Ngân Tuyền (ANTĐ)

SourceXeHay