Bến xe Yên Sở: Phù hợp quy hoạch, giảm tải cho bến xe Giáp Bát

| Thị trường
Xếp hạng 3.9 - 9 đánh giá

Bến xe Yên Sở sẽ giảm tải cho bến xe Giáp Bát đang nằm trong khu vực nội đô, để tiến tới di dời bến xe Giáp Bát theo lộ trình đã đề ra.

Ông Ngô Mạnh Tuấn, Phó Giám đốc Sở GTVT khẳng định, theo Quy hoạch GTVT Hà Nội, trong đó có bến xe tĩnh của Hà Nội, bãi đỗ xe Yên Sở phù hợp với quy hoạch, quy hoạch này cũng đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 519/QĐ-TTg năm 2016. Đến nay, Hà Nội cũng chưa có quy hoạch nào về bến xe ngoài Quyết định 519 này.

Trong khi đó, nếu chỉ xây dựng một bến xe phía Nam (Ngọc Hồi) để thay thế 2 , Nước Ngầm sẽ là quá tải. Do vậy, cần phải có một nến xe Yên Sở trong trung hạn nhằm điều tiết nhu cầu và hỗ trợ cho nến xe phía Nam.

Bến xe Yên Sở: Phù hợp quy hoạch, giảm tải cho bến xe Giáp Bát

Ông Ngô Mạnh Tuấn, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội

Hơn nữa, có mới đủ điều kiện để chuyển đổi bến xe Giáp Bát thành điểm trung chuyển phục vụ riêng cho vận tải công cộng. Khi bến xe Yên Sở đi vào hoạt động, sẽ dần giảm tải bến xe Giáp Bát, tiến tới chuyển bến xe  Giáp Bát ra khỏi khu vực nội đô theo đúng lộ trình.

Tiến sỹ, chuyên giao giao thông đô thị Lê Đỗ Mười cho biết, theo Quy hoạch GTVT Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, khu vực cửa ngõ phía Nam Hà Nội sẽ xây dựng bến xe phía Nam (Ngọc Hồi). Tuy nhiên, hiện nay Vành đai 4 còn chưa được đầu tư khép kín thì việc triển khai bến xe phía Nam gần như không khả thi. Dự kiến, với tốc độ hiện nay, để khép kín vành đai 4 Hà Nội và đường sắt Yên Viên- Ngọc Hồi thì phải khoảng năm 2030-2045 mới hoàn thiện.

Trong khi, hiện cửa ngõ phía Nam Hà Nội đang phải đương đầu với áp lực giao thông rất lớn, nhiều điểm ùn tắc liên hoàn, nhất là vào các kỳ nghỉ lễ, tết. Mà đa phần các điểm ùn tắc này đều có liên quan đến 2 bến xe: Giáp Bát, Nước Ngầm. Vì vậy, trong trung hạn, Hà Nội phải cố gắng xây dựng bến xe Yên Sở nhằm đưa bớt xe khách liên tỉnh tại bến Giáp Bát ra khỏi cửa ngõ, ngoài vành đai 3.

Bến xe Yên Sở: Phù hợp quy hoạch, giảm tải cho bến xe Giáp Bát

Tiến sỹ, chuyên gia giao thông đô thị Lê Đỗ Mười

“Tôi cho rằng việc xây dựng bến xe Yên Sở là một bước đi đúng đắn và rất cấp thiết đối với Hà Nội trong giai đoạn này. Đặc biệt, trong bối cảnh xã hội hóa lĩnh vực bến bãi xe gặp nhiều khó khăn mà nguồn ngân sách Nhà nước eo hẹp,” ông Mười nhìn nhận.

Cũng theo ông Lê Đỗ Mười, bến xe Yên Sở đã được xác định là bến xe trung hạn trong Quy hoạch GTVT Thủ đô Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bên cạnh đó, trong Quy hoạch bến bãi, điểm đỗ xe của Hà Nội cũng đã có bến xe này.

Bến xe Yên Sở: Phù hợp quy hoạch, giảm tải cho bến xe Giáp Bát

Phối cảnh bến xe Yên Sở sau khi hoàn thiện

Ông Mười cho hay: “Trung hạn có thể từ 10-20 năm. Từ nay tới đó, cửa ngõ phía Nam Thủ đô cần phải có bến xe Yên Sở để đưa các tuyến vận tải hành khách liên tỉnh từ bến xe Giáp Bát ra, xóa các điểm ùn tắc trên trục đường Giải Phóng - QL1. Tôi nghĩ trục đường này sẽ còn là xương sống lưu thông của khu vực cửa ngõ phía Nam trong nhiều năm nữa, không thể để ùn tắc kéo dài mãi như vậy.”

Tuy nhiên, để có thể phát huy được hiệu quả của bến xe Yên Sở, ông Mười cho rằng, cần phải làm được 3 việc chính. Thứ nhất, phải có một mạng lưới xe buýt kết nối Bến xe Yên Sở với càng nhiều khu vực trong thành phố càng tốt, nhất là vùng nội thành.

Thứ hai, thành phố cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường Tam Trinh, điều chỉnh tổ chức giao thông tại một số điểm nút như: Tam Trinh - Vành đai 3; Pháp Vân - Hoàng Mai… cho phù hợp.

Thứ ba là cần có lộ trình phù hợp nhưng dứt khoát, di dời các tuyến vận tải khách liên tỉnh khỏi bến xe Giáp Bát, đưa về Yên Sở và các bến khác, mới giải quyết được căn cơ tình trạng ùn tắc trên tuyến Giải Phóng - Pháp Vân.

Ngân Tuyền (ANTĐ)

SourceXeHay