Thị trường hàng không cạnh tranh khốc liệt, triệt tiêu lẫn nhau

| Thị trường
Xếp hạng 4.4 - 9 đánh giá

Việt Nam tiếp tục được dự báo là nhóm các thị trường có tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực hàng không mạnh mẽ trên thế giới. Hàng không giá rẻ xuất hiện đã giúp người thu nhập thấp cũng tiếp cận được với dịch vụ hàng không.

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, Hiệp hội Vận tải quốc tế (IATA) thông tin, trong giai đoạn 2013-2017, Việt Nam xếp thứ 7 trong số những thị trường phát triển nhanh nhất thế giới với tỷ lệ vận chuyển hành khách quốc tế đạt 6,9%; vận chuyển hàng hóa quốc tế đạt 6,6%.

“Nếu xét ở tầm nhìn đến năm 2035, thị trường hàng không của Việt Nam được đánh giá nằm trong nhóm 5 thị trường có lượng khách tăng trưởng cao nhất thế giới. Cùng với sự phát triển nhanh của thị trường hàng không đã thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ ngành du lịch, thương mại và đầu tư toàn cầu những năm qua,” ông Kiên nhìn nhận.

Thị trường hàng không cạnh tranh khốc liệt, triệt tiêu lẫn nhau

phát triển tạo điều kiện cho người có thu nhập thấp cũng tiếp cận được với dịch vụ hàng không

Còn theo , dự báo đến 2020, tổng lượng hành khách sẽ đạt được 127,8 triệu hành khách và tổng lượng hàng hóa đạt 21%. Trong khi đó, trong thời gian tới, còn có một số hãng hàng không nữa tham gia, thị trường sẽ náo nhiệt hơn.

Tuy vậy, ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, tiềm năng riêng của Việt Nam là bùng nổ của hãng hàng không đặc biệt là có sự tham gia của khu vực tư nhân ở cả 2 vế cung và cầu. Chính sự bùng nổ này cũng đã khiến các sân bay ách tắc, phá vỡ hết tất cả những dự báo về hạ tầng hàng không thời gian qua.

Sự phát triển mạnh mẽ của vận tải hàng không, đặc biệt là hàng không giá rẻ đã tạo cơ hội cho những người có thu nhập thấp cũng có điều kiện tiếp cận với dịch vụ hàng không. Tuy vậy, cũng có sự cạnh tranh khốc liệt về giá dẫn đến thua lỗ, triệt tiêu lẫn nhau.

Tổng giám đốc Vietnam Airlines Dương Trí Thành thông tin, năm năm 2012, hàng không giá rẻ chỉ chiếm 16,17% nhưng hiện nay đã tăng lên 67%. Song, ông Thành cũng đưa ra cảnh báo vấn đề hiện nay là ngành hàng không mang tính chất mong manh, đi trước nên nếu gặp "cơn gió" nào bất lợi sẽ tạo ra hậu quả không mong muốn (trước đó là giá dầu giảm sâu nhưng đang tăng trở lại như một cái bẫy nếu sa đà thì sẽ thiệt thòi).

Tiến sỹ Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, sự xuất hiện của hàng không giá rẻ, đặc biệt là Vietjet Air, Jetstar Pacific đã tạo điều kiện cho những người “nông dân chân đất” cả đời chưa bao giờ được đi hàng không có điều kiện để đặt chân lên máy bay.

TS Trần Du Lịch cho rằng, hàng không giá rẻ nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân, song chính sách từ quản lý, đầu tư hạ tầng, sân bay, cảng… phải có một chính sách rõ ràng.

Đặc biệt, các doanh nghiệp hàng không trong nước phải hợp tác, phối hợp, phát triển, tránh tình trạng tự hại mình, làm yếu mình đi bởi hệ lụy trước mắt của sự cạnh tranh nhau về giá là sẽ làm cho doanh nghiệp phá sản, hoặc tồn tại một cách yếu ớt.

Lãnh đạo Bộ GTVT cho rằng, dù phát triển mạnh nhưng với hàng không, an toàn luôn được đặt ở vị trí số 1.

"Chúng ta nghĩ một chuyến bay đơn giản, song thực tế để đảm bảo an toàn thì phải có quá nhiều khâu phải chuẩn bị.  Luật hàng không đã được ban hành, thời gian tới, Bộ GTV nghiên cứu sẽ có kiến nghị sửa đổi, đặc biệt với các loại hình hàng không. Đơn cử, Vietnam Airlines có hai chức năng, cạnh tranh giá rẻ, hoạt động thương mại gắn liền với nhiệm vụ chính trị của hãng hàng không quốc gia. Làm sao để tạo hành lang pháp lý, giữa hàng không giá rẻ và hàng không quốc gia,” Thứ trưởng Thọ nói.

Ngân Tuyền (ANTĐ)

SourceXeHay