Công nghệ thực tế ảo chiếm trọn sự kiện "Future Talk" của Mercedes-Benz
Trong sự kiện Future Talk 2015 của mình, Mercedes-Benz đã mời những kỹ sư, nhà thiết kế, nhà khoa học và nhà báo tham gia vào một cuộc thảo luận về công nghệ thực tế ảo.
Thành lập Viện nghiên cứu, Toyota tập trung phát triển vào trí tuệ nhân tạo và robot
Ford Mondeo Vignale đẳng cấp hơn với hệ thống chống tiếng ồn
"Buồng lái ảo" Virtual Cockpit sẽ tích hợp trên Audi A3 vào năm tới ?
Tất nhiên đây không phải là công nghệ thực tế ảo hiện nay mà chúng ta đang nói tới. Thực tế, các nhóm đã thảo luận công nghệ ảo hóa của khoang lái ô tô như là một nhận thức mới trong sự chuyển động của thế kỷ 21.
Những chuyên gia Furture Talk năm nay bao gồm Anke Kleinschmit - người đứng đầu tập đoàn nghiên cứu tại Daimler, Ralf Lamberti – Kỹ sư Giao diện người dùng và kết nối công nghệ xe tại Daimler, Cade McCall - nhà tâm lý học tại Viện Max-Planck về nhận thức và thần kinh khoa học ở Leipzig, Alexander Mankowsky - nhà nghiên cứu tương lai tại Daimler và Giáo sư Erich Schols - nhà thiết kế tương tác và nhà khoa học đứng đầu Trung tâm nghiên cứu Steinbeis cho thiết kế và những hệ thống ở Wurzburg.
Theo ông Kleinschmit, ảo hóa của ô tô là một phần quan trọng trong chiến lược số hóa của Daimler. “Tính ảo làm cho số hóa trong xe cảm nhận trực tiếp. Điều này chính là một trong những công nghệ chính cho tính di động của thế kỷ 21. Chiếc xe của tương lai sẽ mở ra một không gian lái ảo cho người lái xe, trở thành “không gian thứ 3” giữa nhà và nơi làm việc. Chiếc xe của tương lai sẽ trở thành một không gian sống di động, nơi mà có thể kết nối hành khách tới những môi trường xã hội, thông tin xung quanh. Những vùng phụ cận có thể kể những câu chuyện du lịch hoặc hành động như là một bề mặt trò chơi”.
Điều đó nghe có thể nguy hiểm một chút. Tuy nhiên Mercedes-Benz đã đưa ra một số ý tưởng rõ ràng trong chuyên môn của mình, giống như hành khách làm thế nào để có thể nhìn rõ môi trường xung quanh mình trong ánh sáng ban ngày, thậm chí là khi họ di chuyển vào buổi tối, cũng như khiến các biển bảng quảng cáo bên đường "biến mất", "triệt tiêu" tiếng ồn, giúp hành khách có thể nhìn rõ môi trường xung quanh gần như "trong suốt".
Trong một lưu ý về tâm lý, Cade McCall chỉ ra rằng “Đó không là điều quan trọng đầu tiên để não có thể xử lý thông tin dù đó là thực tế hay ảo. Nếu các điều kiện cần và đủ được đáp ứng, chúng ta sẽ dễ dàng cảm nhận những môi trường ảo giống như thực tế và xâm nhập vào chúng”.
Tuy nhiên, giáo sư Erich Schol đã chỉ ra rằng những công nghệ ảo chắc chắn vẫn phải vượt qua những hàng rào chấp nhận. “Mặc dù các ứng dụng thực tế đang ngày càng có mặt rất nhiều trong công nghiệp, văn hóa và xã hội, nhưng nhiều người vẫn cảm thấy có một chút gì đó không chắc chắn về việc “sống” trong những môi trường nhân tạo hoàn toàn”.
Khi công nghệ tương lai trở nên tiên tiến hơn và hữu ích hơn, mọi người chắc chắn sẽ chấp nhận điều đó như một chuẩn mực mới.
Hải Anh (Theo TNV)