Sân bay quốc tế Long Thành sẽ được thiết kế theo hình hoa sen

| Thị trường
Xếp hạng 4.2 - 9 đánh giá

Bộ GTVT vừa trình Chính phủ phương án thiết kế sân bay quốc tế Long Thành. Theo đó, Bộ GTVT lựa chọn phương án số 3- mang biểu tượng hoa sen. 

Theo đó, tại văn bản 3715 gửi Thủ tướng Chính phủ, cho biết đã thành lập Tổ tư vấn lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc nhà ga hành khách Cảng hàng không (CHK) quốc tế Long Thành theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng.

Tổ tư vấn gồm 26 chuyên gia đến từ các Bộ, ngành và hội nghiệp liên quan, do Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh là Tổ trưởng. Ngày 7/4, Tổ tư vấn đã bỏ phiếu lựa 1 trong 3 phương án thiết kế kiến trúc đã được Hội đồng thi tuyển kiến trúc CHK quốc tế Long Thành lựa chọn trước đó.

Sân bay quốc tế Long Thành sẽ được thiết kế theo hình hoa sen

Bộ GTVT trình Chính phủ phương án lựa chọn thiết kế cho mang hình hoa sen cách điệu

Phương án phương án LT-03 (lấy ý tưởng từ hình ảnh hoa sen cách điệu) của tư vấn Heerim Architects & Planners Co.Ltd (Hàn Quốc) đạt 13 phiếu chọn (tỉ lệ 59,09%), vượt qua 2 phương án còn lại để dẫn đầu trong danh sách và được Tổ tư vấn thống nhất lựa chọn.

Được biết, phương án LT-04 (lấy ý tưởng nội thất chính là sử dụng vật liệu tre) của Liên danh Japan Airport Consultants Inc - ADP Ingeniere - Shigeru Ban Architects (Nhật Bản và Pháp) đạt 6 phiếu bầu chọn (tỉ lệ 27,27%).

Phương án LT-07 (lấy ý tưởng từ hình ảnh lá cọ, dừa nước) của Liên danh CPG Consultants Pte. Ltd -PAE Limited - Azusa Sekkei (Singapore - Việt Nam - Nhật Bản) đạt 3 phiếu bầu chọn (tỉ lệ 13,64%).

Tuy vậy, phương án số 3, lấy ý tưởng từ hình hoa sen cách điệu chưa nhận được sự đồng tình từ Hội kiến trúc sư Việt Nam.

Theo Phó Chủ tịch Hội kiến trúc sư Việt Nam Nguyễn Quốc Thông, kiến trúc nhà ga hàng không quốc tế Long Thành nhất thiết phải là công trình kiến trúc độc đáo, mang dấu ấn thời đại được thể hiện bàng công nghệ và vật liệu xây dựng tiên tiến.

Trong khi đó, về quy hoạch tổng thể thì việc quy hoạch 4 nhà ga là không thực tế; Chú ý nghiên cứu kỹ hơn vấn đề liên kết giao thông và bãi đỗ xe, cần xem xét lại đường cong hình cánh cung trên tổng mặt bàng và hệ thống đường dẫn để tạo điều kiện tốt nhất cho giao thông và tiếp cận của máy bay.

"Phương án LT-03 chưa thể hiện rõ hình tượng Bông Sen trong giải pháp tổ chức mặt bằng, mặt đứng, nội thất, ngoại trừ mặt bằng mái với điểm nhìn từ trên cao. Việc sử dụng hình tượng Bông Sen cần phải được khai thác một cách chát lọc, tinh tế. Mặt khác, cần cân nhắc để không quá lệ thuộc vào biểu tượng hình thức (Bông Sen) gây tốn kém và khó khăn về kỹ thuật", Phó Chủ tịch Hội kiến trúc sư Việt Nam bày tỏ.

Ngoài ra, cũng theo Hội này, về tạo hình kiến trúc, phương án LT-03 chưa cho thấy sự thống nhất giữa kết cấu với nội dung sử dụng. Nghĩa là các giải pháp tổ chức không gian và kết cấu không đồng nhất với ý tưởng kiến trúc (khai thác hình tượng Bông Sen). Đối với thể loại công trình lớn - như nhà ga hàng không nên theo xu hướng bộc lộ cấu trúc và kết cấu như một vẻ đẹp thời đại.  

Kiến trúc mái đóng vai trò quan trọng trong tổ chức hình thức mặt đứng của công trình nhà ga hàng không. Trong Phương án LT-03, các lóp mái chồng xép với bố cục khối cao ở giữa và các khối thấp chuyển dần sang hai bên là giải pháp hợp lý, nhấn mạnh không gian trung tâm. Tuy nhiên cần xử lý phần các mái nhọn phía trước để không gây phản cảm cho các điểm nhìn chuyển động ở phía trước công trình, đồng thời xem xét lại chiều cao đường dẫn ở khu vực trung tâm (phần cuống của bông hoa) để tạo sự hài hòa cho tổng thể.

Bên cạnh đó, phương án LT-03 chưa thể hiện rố về nội thất. Lưu ý xu hướng sử đụng không gian nội thất, nhất là không gian trung tâm để truyền tải các thông điệp văn hóa Việt Nam, cũng như tăng cường các các hoạt động trưng bày, thương mại và địch vụ.

Đại diện Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, CHK quốc tế Long Thành là một công trình không chỉ mang dấu ấn của Hàng không việt Nam mà còn là một biểu tượng của kiến trúc Việt Nam đương đại.

Hải Dương (ANTĐ)

SourceXeHay