Phi công 20 năm kinh nghiệm bay "mổ xẻ" sự cố tại sân bay Cát Bi

| Thị trường
Xếp hạng 4.3 - 9 đánh giá

Sự cố kiểm soát viên không lưu tại Cát Bi, Hải Phòng ngủ quên là do lỗi ý thức tổ chức kỷ luật kém. Đơn vị quản lý cần phải siết lại ý thức kỷ luật đối với cán bộ nhân viên, đặc biệt là kiểm soát viên không lưu vì điều hành bay liên quan đến tính mạng của hàng trăm con người trên 1 chuyến bay.

kiểm soát viên không lưu tại Cát Bi, Hải Phòng ngủ quên là do lỗi ý thức tổ chức kỷ luật kém. Đơn vị quản lý cần phải siết lại ý thức kỷ luật đối với cán bộ nhân viên, đặc biệt là kiểm soát viên không lưu vì điều hành bay liên quan đến tính mạng của hàng trăm con người trên 1 chuyến bay.

Đây là nhìn nhận của ông Trần Xuân Mùi, Anh hùng Lao động, nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam, người có kinh nghiệm 20 năm làm phi công, 15 năm giữ cương vị lãnh đạo Tổng công ty quản lý bay Việt Nam khi trao đổi với phóng viên Báo An ninh Thủ đô chiều 22-3.

Theo ông Mùi, đây là sự cố hiếm gặp, với 35 năm công tác trong ngành quản lý bay, ông chưa bao giờ ghi nhận sự cố tương tự.

Phi công 20 năm kinh nghiệm bay

Sự cố kiểm soát viên không lưu ngủ quên tại sân bay Cát Bi là lỗi ý thức tổ chức kỷ luật

Ông Trần Xuân Mùi cho biết, việc điều hành quản lý bay chia làm 3 công đoạn: điều hành tại sân bay trong bán kính 20km, sau đó chuyển giao cho vùng tiếp cận có bán kính 160km và chuyển tiếp cho radar đường dài. Khi máy bay bay đến địa phận nào, điều hành bay sẽ tự chuyển cho vùng kế tiếp.

Ví dụ tại sân bay Cát Bi, Đài Cát Bi sẽ điều hành trong bán kính 20km, và sẽ chuyển tiếp cho vùng tiếp cận rồi đến radar đường dài. Trên trục Bắc- Nam, radar đường dài có 5 chặng.

Về trường hợp phi công chuyến bay VJC292 bay từ TP. HCM ra Hải Phòng đã liên lạc với Đài không lưu Cát Bi 10 lần, trong vòng 26 phút nhưng không được với kinh nghiệm 20 năm làm phi công ông Trần Xuân Mùi cho rằng, lỗi do phi công không biết cách xử lý tình huống.

“Không phi công nào khi mất liên lạc với Đài kiểm soát không lưu sân bay đến 26 phút mà vẫn bay vòng trên trời. Trong những tình huống như vậy, phi công sẽ xin về hạ cánh tại các sân bay gần đó, như Nội Bài”, ông Trần Xuân Mùi nhìn nhận.

Đề cập đến việc, liệu Trung tâm Kiểm soát không lưu Hà Nội (ATCC Hà Nội) có thể điều hành để chuyến bay VJC292 hạ cánh xuống Cát Bi không, ông Trần Xuân Mùi cho biết, điều này là không thể. Bởi, điều hành hạ cánh tại sân bay phần lớn là do kiểm soát viên không lưu quan sát bằng mắt thường, trực tiếp tại sân bay.

ATCC Hà Nội chỉ có thể điều hành chuyến bay VJC292 bay về và hạ cánh tại sân bay Nội Bài. Còn muốn hạ cánh tại sân bay Cát Bi thì bắt buộc phải do Đài kiểm soát không lưu Cát Bi điều hành. Như năm 2014, sự cố sập điện tại sân bay Tân Sơn Nhất, ATCC Hà Nội đã điều hành khoảng 50 chuyến bay đến sân bay này giải tỏa hạ cánh tạm thời xuống các sân bay lân cận như Cần Thơ, Đà Nẵng chứ không thể điều hành từ ATCC Hà Nội để hạ cánh xuống Tân Sơn Nhất. 

Ngân Tuyền (ANTĐ)

SourceXeHay