Thu phí ô tô khi vào TPHCM, giải pháp cho tình trạng giao thông?

| Thị trường
Xếp hạng 3.9 - 9 đánh giá

Mới đây, TP.HCM vừa đưa ra đề án thu phí ô tô. Theo đó, hệ thống 34 cổng thu phí sẽ được xây dựng tại khu vực trung tâm nhằm hạn chế ùn tắc giao thông.

Thu phí ô tô khi vào TPHCM, giải pháp cho tình trạng giao thông?

ô tô khi vào TPHCM, giải pháp cho tình trạng giao thông?

Đơn vị tư vấn việc thu phí ô tô vào nội đô TP Hồ Chí Minh sẽ là công ty CP Công nghệ Tiên Phong. Đơn vị này nắm vai trò chính trong việc xây dựng đề án thu phí ô tô lưu thông vào trung tâm thành phố để hạn chế ùn tắc giao thông.

Theo đó, công ty CP Công nghệ Tiên Phong sẽ tiến hành việc cung cấp bộ kích hoạt tài khoản, bao gồm thẻ RFID cho tài xế, chủ các phương tiện đăng ký lần đầu. Mức phí ô tô dự kiến sẽ dao động từ 30.000 – 50.000 đồng. Cụ thể, 30.000 đồng cho taxi; 40.000 đồng đối với ô tô con, xe vận chuyển khách hợp đồng dưới 9 chỗ; 50.000 đồng đối với xe tải, xe khách, xe hợp đồng trên 9 chỗ cố định và xe vận chuyển khách du lịch. Các xe ô tô cá nhân có biển số đăng ký tại khu vực trung tâm thành phố sẽ áp dụng mức phí thấp hơn 25%, bằng mức phí xe taxi.

Như vậy, khi đề án được Chính phủ thông qua, chủ xe ô tô sẽ phải chịu thêm một khoản phí chống ùn tắc trong khi đã phải chịu quá nhiều loại thuế, phí như hiện tại. Được biết, chủ xe ô tô tại Việt Nam phải chịu thuế nhập khẩu cho linh kiện (10-30%) hoặc xe nguyên chiếc (từ 50 đến 70%) tùy loại và tùy theo nguồn gốc nhập khẩu. Tiếp đến là thuế tiêu thụ đặc biệt 40-60%, tùy theo dung tích xe. Thuế VAT 10%, thuế thu nhập doanh nghiệp 22%. Ngoài ra, tài xế còn phải đóng thêm nhiều loại thuế khác khi xe lưu hành như phí trước bạ, phí cấp biển số, phí đăng kiểm…

Thu phí ô tô khi vào TPHCM, giải pháp cho tình trạng giao thông?

Vấn đề đặt ra là liệu bài toán giao thông có thực sự hiệu quả trong khi người dân, đặc biệt là các chủ xe ô tô vẫn đang phải gánh nhiều loại thuế, phí như hiện nay.

Đánh giá về vấn đề thu phí ô tô tại TP.HCM, Luật sư Trương Thị Hoà cho rằng dự thảo chưa có đủ cơ sở pháp lý: Luật pháp quy định chỉ có 3 loại phí, trong đó không có phí chống ùn tắc giao thông. Luật mới có hiệu lực từ tháng 1-2017, bây giờ lại bổ sung thêm phí chống ùn tắc là không nên.

"Tại sao chúng ta lại đặt thêm phí chống ùn tắc trong khi người dân đã chịu quá nhiều loại phí? HĐND TP phải ban hành quy định phí chống ùn tắc này nằm chung trong phí sử dụng đường bộ, tránh trường hợp phí chồng phí", bà Hòa nói.

Để tìm giải pháp hữu hiệu nhằm giảm ùn tắc giao thông, cần đưa ra mục tiêu thay đổi ý thức của người dân, chứ không phải thu phí. Việc xây dựng đề án thu phí ô tô không những không hạn chế được tình trạng kẹt xe như hiện nay, mà còn ảnh hưởng xấu đến hoạt động của chủ phương tiện trên địa bàn TP.HCM. Mặt khác, việc này có khả năng làm thị trường ô tô Việt Nam chậm phát triển, trái ngược với kế hoạch của Chính phủ. 

V.L tổng hợp

SourceTinXe