Thu phí xe hơi vào nội thành ở các nước có khác gì Việt Nam?

| Thị trường
Xếp hạng 4.0 - 9 đánh giá

Hệ thống thu phí xe hơi bằng điện tử (ERP) đã được Singapore đưa vào sử dụng lần đầu tiên trên thế giới từ năm 1998. Từ khi ERP hoạt động, tình hình giao thông ở quốc gia này đã có sự cải thiện đáng kể.

Thu phí xe hơi vào nội thành ở các nước có khác gì Việt Nam?

Xe Hơi vào nội thành ở các nước có khác gì Việt Nam?

Singapore đã cho lắp đặt ERP ở tất cả con đường vào nội thành. Với tính năng điện tử, tài xế không cần phải dừng xe hay chạy chậm để đóng phí. Cách tính mức phí xe hơi của ERP sẽ dựa trên vị trí và thời gian di chuyển của các phương tiện, trong đó cao nhất là vào những giờ cao điểm.

Khi không đóng phí đúng quy định, lái xe sẽ phải đóng phạt trong vòng 2 tuần, tính từ ngày vi phạm. Mức phạt sẽ tăng lên 1.000 USD Singapore hoặc 1 tháng tù giam cho những hành vi cố tình không đóng phạt của tài xế.

Sau khi đưa ERP vào sử dụng, tình hình giao thông ở Đảo quốc sư tử này đã có sự cải thiện khi giảm đến 25.000 lượt xe ở mọi cửa ngõ vào thành phố trong giờ cao điểm. Đồng thời, tốc độ lưu thông trên đường tăng 20% so với trước đó.

Còn ở New York (Mỹ), trên các tuyến đường vào Trung tâm thương mại Manhattan, tài xế xe hơi sẽ phải trả phí 8 USD và xe tải là 21 USD. Đặc biệt, xe buýt, taxi và các phương tiện đặc biệt như xe cứu thương, xe chữa cháy, xe cảnh sát sẽ không cần nộp phí.

Trong khi đó, phí tắc nghẽn giao thông cũng đã được áp dụng tại Stockholm (Thụy Điển) từ tháng 08/2007. Được biết, chi phí này sẽ được gửi cho chủ phương tiện vào cuối tháng và số tiền thu được sẽ sử dụng để nâng cấp đường.

Thành phố London ở Anh là nơi có mức phí tắc nghẽn giao thông cao nhất thế giới tính đến năm 2017. Theo đó, mỗi xe sẽ phải trả phí 11,5 bảng Anh (tương đương 15 USD).

SourceTinXe